Duy tu, bảo dưỡng công trình nước sạch |
Theo kế hoạch, đến năm 2015, Thái Nguyên có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 60% sử dụng nước đạt TC 02 của Bộ Y tế với số lượng 60 lít/người/ngày; 100% điểm trường chính có đủ NSH và nhà tiêu hợp vệ sinh; 60% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Chương trình cũng đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực truyền thông cho hệ thống các ngành và đoàn thể liên quan, qua đó nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho các cấp ngành và cộng đồng.
Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Thái Nguyên sẽ đầu tư 420 tỉ đồng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cấp NSH với việc đầu tư xây dựng mới 23 công trình cấp nước, nâng cấp, mở rộng 12 công trình cấp nước tập trung. Kế hoạch trên sẽ đưa tổng công suất tăng thêm 14200 m3/ngày đêm, tổng chiều dài mạng ống tăng thêm hơn 1000 km. Quan trọng nhất, sẽ có thêm 72.000 người dân nông thôn được sử dụng nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Theo kế hoạch thì năm 2013, xã Hà Thượng (huyện Đại Từ) được đầu tư xây dựng một công trình cấp nước với công suất 350 m3/ngày đêm, đường ống dẫn dài 47 km mang nước hợp vệ sinh cho hơn 3000 khẩu của địa phương. Với tổng giá trị đầu tư là 9,5 tỉ đồng. Theo quy định thì địa phương sẽ đối ứng 10% tổng giá trị xây dựng. Ông Chu Văn Tuất, Bí thư Đảng ủy xã Hà Thượng, cho biết, là địa phương có nhu cầu cấp thiết về nguồn nước hợp vệ sinh, chắc chắn khi công trình được xây dựng, chính quyền địa phương cũng như các hộ dân hưởng lợi sẽ đáp ứng tốt quy định về việc thực hiện nguồn đối ứng.
Ở địa bàn khác, tại xã Bảo Cường (huyện Định Hóa), dự án đã lên kế hoạch đầu tư 9,2 tỉ đồng để xây dựng công trình cấp nước có công suất 250 m3/ngày đêm, hệ thống đường ống dẫn dài 32 km cung cấp nước cho 2500 khẩu. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Bảo Cường, cho biết, những năm gần đây, nhận thức của người dân nông thôn trên địa bàn về tầm quan trọng của nguồn nước hợp vệ sinh đã thay đổi tích cực. Tuy vậy, do điều kiện kinh tế của đồng bào còn hạn chế, để đảm bảo quy định đối ứng, chính quyền địa phương sẽ phải linh động trong việc tạo nguồn, điều mà nhiều địa phương tính đến là sử dụng quỹ đất, thông qua giải phóng mặt bằng để góp vốn xây dựng công trình.
Về vệ sinh nông thôn, trong giai đoạn 2013 - 2015, tỉnh Thái Nguyên sẽ đầu tư 110 tỉ đồng để thực hiện kế hoạch hỗ trợ xây dựng trên 33.00 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.
Một nhiệm vụ quan trọng khác được xây dựng thành dự án là nâng cao năng lực truyền thông, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình. Dự án có tổng giá trị trên 17 tỉ đồng sẽ đào tạo cán bộ quản lý, hướng dẫn vận hành bảo dưỡng công trình cấp nước; tập huấn lập kế hoạch cho cán bộ chương trình, truyền thông trong cộng đồng, trường học, tham vấn cộng đồng trước và sau xây dựng công trình cấp nước…
Như vậy, lộ trình của Chương trình MTQG NS - VSMT nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã được xây dựng chi tiết, phân kỳ cho từng hạng mục, từng năm cụ thể trong giai đoạn 2013 - 2015. Ông Đặng Huy Thành, Giám đốc Trung tâm NSH - VSMTNT tỉnh Thái Nguyên, nhận định, chương trình cần nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp. Có thể nói, đó là yếu tố rất quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình MTQG NS - VSMTNT trong giai đoạn mới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã