Học tập đạo đức HCM

Cần thống nhất nhận thức về Chương trình MTQG xây dựng NTM (Tiếp theo & hết)

Thứ tư - 11/01/2012 19:45
Nguồn lực (tiền) từ đâu để xây dựng NTM? Do xuất phát điểm hiện nay của nông thôn quá thấp so với đô thị của nước ta và càng thấp xa so với yêu cầu khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì nhất định đầu tư cho nông thôn là rất lớn. Nếu nói đầu tư vì mục tiêu hiệu quả kinh tế thì không tìm được mấy việc có lợi ích kinh tế ở đó để Nhà nước hay DN đầu tư. Mà chắc chắn đây là vì mục tiêu chính trị - xã hội.

  Nhưng trong xây dựng NTM theo 19 tiêu chí thì không phải việc gì cũng cần tiền và việc gì cũng đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư. Việc gì dân làm được thì để dân làm, việc gì dân chưa biết thì hướng dẫn cho họ. Đó là nguồn lực thứ nhất. Ngày công lao động, hiến đất phục vụ cho mở mang, chỉnh trang hạ tầng làng xóm, đồng ruộng vận động dân tham gia, hạn chế yêu cầu dân nộp tiền mặt.
Nguồn lực lớn thứ 2 là các DN và các nhà hảo tâm trong ngoài nước: Chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn đã có, chưa đủ sức hấp dẫn thì bổ sung. Nhưng điều quan trọng hơn là cách thức tuyên truyền kêu gọi để các doanh nhân thành đạt đầu tư về nông thôn trước hết là để đền ơn trả nghĩa cho nông dân, nhiều hơn là vì mục tiêu lợi nhuận.
Nguồn lực thứ 3 là ngân sách Nhà nước các cấp, nhất là đối với các công trình phúc lợi công cộng, công trình phục vụ cho hệ thống hành chính của Nhà nước. Với vai trò “bà đỡ” nguồn lực
này vô cùng quan trọng. Ngay cả nguồn tín dụng nếu vay với lãi suất thương mại thì thực sự hầu hết nông dân không chịu nổi, ngay cả DN đầu tư về nông thôn cũng cần lắm lãi suất ưu đãi.
Nhưng nguồn lực bằng tiền ngân sách từ Nhà nước hãy hướng về những vùng khó khăn, những vùng nghèo khổ. Cũng phải có một khoản nhất định thưởng và khuyến khích những địa phương làm tốt, không cào bằng. Nguồn hỗ trợ qua tín dụng tập trung cho vùng sản xuất hàng hóa lớn và khuyến khích đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ mới. Một thực tế đất nước ta còn nghèo, nhưng nếu thay đổi cơ cấu đầu tư, tạo cơ chế để địa phương tìm nguồn và quyết tâm thì cũng làm được.
Chủ trương của Đảng ta là huy động nội lực là chủ trương đúng, nội lực từ trong dân đến DN, từ địa phương đến Trung ương, từ tiền hiện có đến tài nguyên (có thể), từ cơ chế tạo nguồn lực đến hình thức thức vinh danh, ghi công… và vay cũng là hình thức ứng
trước nguồn nội lực.
 Quan điểm phát triển xây dựng NTM
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng ta đã từng áp dụng chiến lược: Lấy nông thôn bao vây thành thị, chúng ta đã giành thắng lợi. Trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa đất nước - những năm 60, 70 của thế kỷ trước chúng ta đã từng lấy nông nghiệp để công nghiệp hóa. Cả nước đã phải thắt lưng buộc bụng để công nghiệp hóa. Nhưng vài chục năm gần đây đô thị và khu công nghiệp phát triển nhanh quá còn nông thôn thì chậm quá, thậm chí bị ép nhiều quá. 
Ngày nay trong thời kỳ cả nước cùng đi trên con đường mà đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì nông thôn không thể lạc hậu được, không thể để nông dân nghèo được. Vì vậy, quan điểm phát triển NTM trước hết phải đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI ghi: Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và NTM.
Với tinh thần đó thì nông thôn và đô thị cùng đi lên hiện đại hóa. Quan điểm ấy đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, sẽ đảm bảo hơn sự công bằng xã hội. Cũng không quá nếu nói là sự đền ơn trả nghĩa cho nông dân. Đây hoàn toàn không phải sự “ban ơn”, “sự cho”.
Thêm nữa là phải hài hòa và bền vững giữa các vùng. Hầu hết nghị quyết đại hội tỉnh, huyện Đảng bộ để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đều có ghi chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 đạt 20% cơ sở xã NTM. Nhưng lại ít ghi chỉ tiêu % một số tiêu chí phải đạt cao hơn nhiều (như đã nêu ở điểm 1 mục II).
Một thực tế nông thôn nước ta chênh lệch nhau khá xa giữa các vùng, kể cả cơ sở hạ tầng, điều kiện và đời sống vật chất, tinh thần (khi xây dựng và ban hành tiêu chí đã tính đến yếu tố này). Mục tiêu cả nước năm 2015 đạt 20% xã NTM không đồng nghĩa với tỉnh, huyện nào cũng đạt 20%.
Vẫn hiểu các địa phương ghi chỉ tiêu để phấn đấu và cũng tính đến cả tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Trung ương (đối với tỉnh chưa cân đối ngân sách được). Nhưng trong quá trình triển khai cần lựa chọn những tiêu chí vừa hợp với sức mình, vừa phù hợp với quyết sách của Chính phủ. Ví dụ hướng ưu tiên của Chính phủ là ưu tiên tiêu chí quy hoạch, sản xuất, giáo dục, y tế, nước sạch, điện, đây là những tiêu chí vượt xa con số 20% mà tất cả các địa phương phải phấn đấu thực hiện.
Những nhiệm vụ cần tập trung
1. Xây dựng làng xã văn minh, sạch đẹp
NTM phải là nông thôn sạch từ trong nhà ra ngoài đường, ngoài ruộng. Không ai làm thay dân được mà không phải mất nhiều tiền. Từ xưa ông cha ta đã dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Bây giờ chúng ta không đói, rách lắm nhưng dơ bẩn nhiều quá.
Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục vận động dân “sạch làng tốt ruộng”, “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”. Văn minh làng xã là truyền thống lâu đời của người Việt. Không làng nào không có hương ước nay mất đi đâu? Tình làng nghĩa xóm… là những truyền thống tốt đẹp chúng ta phải gìn giữ, trân trọng.
Làng xã văn minh sạch đẹp góp phần quan trọng nâng đời sống tinh thần người dân, và cũng là động lực để họ yêu quê hương hơn, thôi thúc những người con xa quê muốn về quê hơn; cũng là “cái khóa” giữ chân thế hệ trẻ, thu hút thế hệ trẻ về xây dựng quê hương.
2. Phát triển giáo dục và y tế
Phát triển con người toàn diện là chiến lược quan trọng của Đảng ta. Đây cũng là Chương trình đang được ưu tiên trên phạm vi cả nước. Trong Chương trình xây dựng NTM, đây là nhóm tiêu chí cần được ưu tiên đi trước. Trong Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định rõ đến 2015 giáo dục - đào tạo ở nông thôn (tiêu chí số 5 và 14) có 45% xã đạt chuẩn. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn (tiêu chí 15) có 50% xã đạt chuẩn. Tương tự như vậy năm 2020 giáo dục có 80%; y tế có 75% xã đạt chuẩn.
Ngân sách nhà nước các cấp và kêu gọi sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, cư dân, tổ chức quốc tế ưu tiên triển khai đạt kế hoạch để 2 nhóm tiêu chí này về đích sớm hơn.
3. Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa
Quốc gia nào cũng vậy, các tộc người được sinh ra bắt đầu từ nông thôn hoặc là đồng bằng và miền núi, ven sông suối, ven biển. Bản sắc văn hóa làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của quốc gia.
Không giữ lại những hủ tục, tập tục xấu, nhưng nếu không bảo vệ những bản sắc văn hóa (kể cả vật thể và phi vật thể) là chúng ta tự đánh mất mình.
Nhưng cũng không nên “nhà nước hóa” nội dung này, thậm chí còn lợi dụng tạo dựng những trào lưu phục hồi văn hóa, truyền bá khuếch trương quá tốn kém. Mà từng gia đình, dòng họ, thôn xóm, xã phải biết nâng niu trân trọng cái truyền thống văn hóa của chính mình.
Đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều thời kỳ xây dựng đất nước, do nhận thức chưa đầy đủ nên nhiều bản sắc văn hóa nhất là văn hóa vật thể bị mất đi. Do yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước nhiều công trình thủy lợi, thủy điện lớn, khu đô thị, khu công nghiệp lớn mở ra cũng đòi hỏi phải bố trí lại dân cư, không ít nơi phải di dời cả làng, cả xã. Nhiều công trình văn hóa vật thể và phi vật thể bị mất, bị xáo trộn, bị bỏ rơi, cần kiên trì và có cách lựa chọn hợp lý để phục hồi phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu của cư dân.
4. Củng cố, nâng cao hệ thống chính trị cơ sở - cấp xã
Lịch sử xây dựng đất nước ta (từ khi có chính quyền) đã tổng kết: cán bộ thế nào phong trào thế ấy. Thực tiễn 25 năm đổi mới và hơn 2 năm chỉ đạo xây dựng NTM từ điểm ra diện cho chúng ta bài học kinh nghiệm: một tập thể lãnh đạo có năng lực mà trước hết là người đứng đầu - Bí thư, chủ tịch có năng lực và tâm huyết với sự nghiệp của dân là điều kiện quyết định sự thành công.
Thứ đến là các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở, các đoàn thể, hội nghề nghiệp của người dân. Đảng nhà nước vừa tăng cường bồi dưỡng đào tạo, vừa tạo ra cơ chế dân chủ để người dân tự lựa chọn, quyết định người lãnh đạo của họ theo tiêu chuẩn mà Đảng đề ra.
Những tiêu chí khác tùy vào khả năng nguồn lực của địa phương, sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước các cấp, sự tham gia của các thành phần kinh tế, sự bức xúc từ thực tiễn của từng xã mà có sự lựa chọn cho phù hợp.
Theo Báo Nông nghiệp VN
 Tags: đầu tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay36,116
  • Tháng hiện tại116,118
  • Tổng lượt truy cập91,289,847
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây