Học tập đạo đức HCM

Chấm điểm nông thôn mới: Hướng tới sự hài lòng của người dân

Thứ tư - 11/01/2017 08:45
“Kết quả xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) hay không một phần lớn quyết định chính là sự đồng thuận, nhất trí của người dân” - ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục PTNT Hà Nội khẳng định.
Dân chủ, công khai
Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM TP vừa hoàn thành đợt thẩm định 58 xã đề nghị xét công nhận đạt chuẩn NTM trong năm 2016. Một điểm đáng ghi nhận là công tác thẩm định được thực hiện khá dân chủ, công khai theo đúng các bước và quy trình chặt chẽ. Trên cơ sở tự chấm điểm của các xã, kết quả thẩm tra của cấp huyện, thị xã, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM TP sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và kiểm tra thực tế từng tiêu chí để đưa ra mức điểm cuối cùng. Đặc biệt, trước khi lập hồ sơ trình xét duyệt đạt chuẩn NTM, các xã phải thông báo và lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân. “Nếu người dân chưa đồng tình, nhất trí thì xã chưa đủ điều kiện đạt chuẩn NTM” - ông Cương cho hay.
Việc thông qua ý kiến của người dân trong quá trình xét công nhận xã đạt chuẩn NTM cho thấy, mục tiêu cuối cùng của xây dựng NTM là hướng tới sự hài lòng của người dân. Chỉ khi nào người dân tin tưởng, phấn khởi với kết quả đạt được và làm chủ quá trình xây dựng NTM, khi đó NTM mới thực sự hiện hữu. Ông Nguyễn Xuân Thuật - Chủ tịch MTTQ xã Đông Quang, huyện Ba Vì chia sẻ, quá trình xây dựng NTM của địa phương được Nhân dân đồng tình, đoàn kết chung sức, vì đây là chủ trương đúng, mang lại quyền lợi cho mọi công dân. Hơn nữa, với cách làm dân chủ, công khai nên người dân khá hào hứng tham gia đóng góp tiền bạc, ngày công lao động, hiến đất để làm đường giao thông, xây dựng công trình nước sạch. Theo ông Thuật, người dân được tham gia giám sát các công trình xây dựng cơ bản nên địa phương không có đơn thư, tình hình dư luận xã hội ổn định và mong muốn hoàn thành NTM trong năm nay. Qua chấm điểm của Tổ công tác TP mới đây, xã Đông Quang đã đạt 96,5/100 điểm, đủ điều kiện đạt chuẩn NTM.
Tổng hợp kết quả đánh giá, chấm điểm NTM vừa qua cho thấy, toàn TP có 54 xã đủ điểm xét đạt chuẩn NTM, còn lại 4 xã không đạt là Tuy Lai (Mỹ Đức), Phú Yên (Phú Xuyên), Dục Tú (Đông Anh) và Tự Lập (Mê Linh). Các xã không đạt do không đủ số điểm cần thiết (95/100 điểm) hoặc có tiêu chí bị điểm “liệt” (0 điểm).
Yêu cầu ngày càng cao
Như vậy, tính đến nay, ngoài 201/386 xã đạt chuẩn NTM đã được UBND TP công nhận, Hà Nội có thêm 54 xã đạt 19/19 tiêu chí đang đề nghị TP xem xét công nhận, tăng 31 xã so với kế hoạch 2016 đề ra. Về cấp huyện, ngoài huyện Đan Phượng được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2015, quý III/2016, Hà Nội được công nhận thêm huyện Đông Anh đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 cao hơn năm 2015, đời sống của nông dân ngoại thành từng bước được cải thiện và nâng cao. Đến nay, trên địa bàn TP, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh là 100%, trong đó có 38% số dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Ông Cương cho biết, việc chấm điểm NTM đợt này vẫn theo hướng dẫn cũ và Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, ngoài chấm điểm theo 19 tiêu chí NTM, Hà Nội còn đưa thêm 2 chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa và không để nợ đọng xây dựng cơ bản. Đến nay, mặc dù nhiều địa phương đã hoàn thành việc cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp, song kết quả bình quân của TP đạt được vẫn còn thấp (gần 40%). Đối với các địa phương đủ điểm đạt chuẩn NTM nhưng còn nợ đọng xây dựng cơ bản, Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM TP đề nghị phải có phương án cân đối, bố trí nguồn vốn giải quyết xong nợ mới được công nhận đạt chuẩn.
Rõ ràng, yêu cầu của chương trình xây dựng NTM ngày càng cao với mục đích nâng chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn. Bắt đầu từ 1/1/2017, việc chấm điểm NTM sẽ tuân thủ theo Quyết định 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, bộ tiêu chí NTM vẫn gồm 19 tiêu chí nhưng số chỉ tiêu sẽ tăng thêm 10 thành 49 chỉ tiêu. Điều này đặt ra khá nhiều thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của các địa phương trong quá trình xây dựng NTM.
 
Nguồn" kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Hôm nay54,404
  • Tháng hiện tại851,102
  • Tổng lượt truy cập90,914,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây