Đặc biệt, trong chương Quản lý sản xuất chăn nuôi thì cơ sở chăn nuôi phải đăng ký khai báo với UBND cấp huyện và địa điểm do địa phương phê duyệt nhằm tránh tình trạng dư thừa như hiện nay. Cụ thể, trong mỗi lứa nuôi phải khai báo với địa phương về số lượng, chủng loại giống, mục đích chăn nuôi. Địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và cấp mã số chăn nuôi theo hệ thống mã số. Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi có hiệu lực trong thời gian 3 năm. Trang trại khoảng cách xa chợ, trường học, bệnh viện, khu dân cư… Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở.
Một dự thảo không kém phần quan trọng là không cho phép nhập khẩu nội tạng, phủ tạng các loại động vật từ nước ngoài vào Việt Nam bất kỳ hình thức nào. Không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống già, loại thải từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích giết mổ lấy thịt. Các sản phẩm, phụ phẩm chăn nuôi trong quá trình chế biến (chân, cổ, cánh, móng…) khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch và thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, dự thảo luật về thức ăn chăn nuôi phải được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật, không sử dụng kháng sinh nhằm kích thích sinh trưởng, kháng sinh nhằm mục đích trị bệnh phải theo đơn của bác sĩ thú ý… Ngoài ra, động vật nuôi làm cảnh phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với động vật làm cảnh có khả năng tấn công con người phải có chuồng, lồng chắc chắn.
THANH HẢI
http://www.sggp.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã