Học tập đạo đức HCM

Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam 2014: Nơi “tinh hoa” hội tụ

Thứ tư - 19/11/2014 04:00
Lễ tôn vinh và trao tặng Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” sẽ diễn ra ngày 22/11/2014; Nhằm biểu dương và ghi nhận 101 tập thể và cá nhân xuất sắc, có đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam theo hướng hiệu quả và bền vững.

Ý nghĩa đặc biệt

Hằng năm, ngành thủy sản thu hút một lực lượng lớn lao động tham gia trong tất cả các lĩnh vực: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến xuất khẩu và dịch vụ hậu cần nghề cá…

Ông Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 4 triệu ngư dân ven biển, trong đó 80.000 người trực tiếp sản xuất kinh doanh trên biển, với 12.500 tàu thuyền. Việc ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản là hoàn toàn xứng đáng, nhất là đối với ngư dân, những người lao động không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giữ vai trò chủ đạo, thể hiện chủ quyền Tổ quốc trên biển. Ngành thủy sản luôn giữ vị trí quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Đó cũng chính là lý do Bộ NN&PTNT chỉ đạo Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam tiếp tục tổ chức bình chọn và trao danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam”.    

Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” có ý nghĩa đặc biệt, bởi được phát động đúng thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, gây bất lợi cho ngư dân Việt Nam trên Biển Đông. Hơn bao giờ hết, người lao động trong ngành thủy sản nói chung, ngư dân Việt Nam nói riêng cần được quan tâm, hỗ trợ, động viên nhiều nữa để họ vững tâm khai thác thủy sản, giữ biển đảo Tổ quốc; điều này đồng thời phù hợp định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước, trong quan hệ tương tác với các vùng và xu thế hội nhập quốc tế.

 

101 gương điển hình

Với định kỳ 5 năm/2 lần, Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” kế thừa tiêu chí bình chọn và trao thưởng của các năm 2009 và 2012.

“Ban tổ chức không thu khoản phí nào đối với tập thể, cá nhân tham gia; Hồ sơ đăng ký ngắn gọn, đầy đủ, dựa trên 4 tiêu chí: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội; Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; Bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái. Ngoài ra, hồ sơ còn phải có ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ quan quản lý ở địa phương, Sở NN&PTNT hoặc Hội Nghề cá, Hiệp hội Thủy sản địa phương (nếu là thành viên)” - Ông Võ Văn Trác cho hay.

Chỉ sau hơn 5 tháng phát động, Ban tổ chức Chương trình Bình chọn “Danh hiệu Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” đã nhận được gần 300 hồ sơ đăng ký tham gia của các tập thể, cá nhân trên cả nước.

101 tập thể, cá nhân đạt Danh hiệu năm nay đều là những nhân tố đóng góp tích cực cho ngành thủy sản

Sau nhiều vòng thẩm định, rất khó khăn vì tập thể, cá nhân nào cũng rất xứng đáng, Ban tổ chức đã tìm được 101 tập thể, cá nhân tiêu biểu, thuộc các lĩnh vực: nuôi trồng (19 tập thể, cá nhân); khai thác (14 tập thể, cá nhân); chế biến xuất khẩu (18 tập thể, cá nhân); sản xuất giống (13 tập thể, cá nhân); dịch vụ hậu cần và các nghề đóng tàu, áo phao, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thức ăn, nước mắm… (37 tập thể, cá nhân).

 

Sự tôn vinh xứng đáng

Theo Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng, những tập thể, cá nhân được nhận Danh hiệu Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam năm nay đều là những tấm gương sáng, qua khảo sát trực tiếp của Ban tổ chức. Họ là những lao động cần cù, tuy nhỏ bé, đơn lẻ nhưng đã và đang góp phần to lớn cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Họ còn là nhân tố khẳng định, duy trì vị thế nước nhà trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới, mang lại những nguồn lợi kinh tế lớn trong nhiều năm nay.

Một vai trò lớn khác của người ngư dân mà Danh hiệu muốn hướng tới nữa là tôn vinh họ dưới góc độ những người đang quyết tâm ra khơi bám biển, giữ vững ngư trường khai thác. Họ là những nhân tố quan trọng nhất góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, như Bác Hồ đã nói: Đồng bằng là nhà, biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế sẽ vào cửa trước. Vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển... Nếu mình không lo bảo vệ miền biển thì đánh cá, làm muối cũng không yên. Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc.

101 tập thể, cá nhân được tôn vinh lần này đều đi lên từ mồ hôi, nước mắt. Hy vọng, các tập thể, cá nhân này sẽ tiếp tục tỏa sáng, là nòng cốt, đi đầu sản xuất, kinh doanh giỏi; tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ, thúc đẩy ngành thủy sản Việt Nam phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững.

Ban tổ chức hy vọng, từ danh hiệu này sẽ mở ra một “sân chơi” cho những người yêu mến ngành thủy sản; ngư dân sẽ có thêm cơ hội để được tôn vinh và ngày càng phát huy vai trò, vị thế của họ.

>> Lễ trao “Danh hiệu Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba - 2014” diễn ra từ 8h30 đến 11h00, ngày 22/11/2014, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội), có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, các bộ ban ngành hữu quan, các đại sứ quán...

Phương Ngọc 

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại945,830
  • Tổng lượt truy cập91,009,223
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây