Học tập đạo đức HCM

Châu Phú lấy nông nghiệp làm trọng tâm phát triển

Thứ sáu - 01/05/2015 00:01
(AGO) - Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế huyện Châu Phú còn nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Với những cách làm phù hợp, Đảng bộ và chính quyền Châu Phú đã vực dậy nền nông nghiệp, đưa Châu Phú từng bước vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội.

Vực dậy nền nông nghiệp

Sau chiến tranh, diện tích đất nông nghiệp sản xuất toàn huyện Châu Phú là 35.567 héc- ta. Nông dân chủ yếu tập trung canh tác cây lúa mùa nổi theo tập quán lâu đời, tùy thuộc vào thiên nhiên nên năng suất rất thấp, đời sống người dân bấp bênh, đói khổ. Để giải quyết nhanh vấn đề về lương thực, huyện đã tập trung cao trong công tác vận động quần chúng từng bước thay đổi tập quán sản xuất trồng lúa 1 vụ sang chuyên canh lúa 2 vụ. Đồng thời, đẩy mạnh chăm sóc lúa mùa nổi và trồng thêm nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế trên vùng lúa 1 vụ. Đến cuối năm 1976, nông dân canh tác lúa đạt năng suất bình quân 4,7 tấn/héc- ta (tăng 300 kg/héc- ta so với năm 1975), đã giải quyết phần nào vấn đề lương thực sau 1 năm giải phóng, tạo phấn khởi trong Nhân dân.

Để chuẩn bị tốt cho việc chuyển đất canh tác lúa 1 vụ sang 2 vụ, Châu Phú đã phát động phong trào làm thủy lợi, xem đây là khâu then chốt. Từ hệ thống thủy lợi, vùng đất Châu Phú đã dần dần được ngọt hóa, không còn cảnh chua phèn như thời chiến tranh, kịp thời cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Song song đó, để nền nông nghiệp phát triển toàn diện, huyện còn đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, củng cố và nâng chất các tổ đoàn kết sản xuất, xây dựng các tập đoàn sản xuất và số lượng các tổ tăng dần qua các năm.

Dù trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, vật tư, máy móc, phương tiện phục vụ cho nông nghiệp còn thiếu, lại thêm khó khăn do cơn lũ năm 1978 gây ra, khi đó Châu Phú đã bị thất thu 2/3 diện tích lúa hè thu. Hậu quả dẫn đến hơn 1.600 hộ dân lâm vào cảnh đói khổ phải ăn độn rau, cháo. Ngay sau đó, chính quyền và Nhân dân Châu Phú đã khẩn trương canh tác lúa vụ kế tiếp, kết quả sản lượng lúa toàn huyện đạt gần 35.000 tấn (tăng 2,5 lần năm 1978). Đến vụ đông xuân năm 1981- 1982, huyện đã canh tác 11.019 héc- ta lúa, tăng hơn 10.000 héc- ta so với năm đầu giải phóng, năng suất đạt 5 tấn/héc- ta, cao nhất từ sau ngày giải phóng.

Không ngừng tăng trưởng

Bước vào giai đoạn mới, Châu Phú tiếp tục xác định nông nghiệp là thế mạnh nên tập trung đầu tư phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, từng bước chuyển đổi cơ cấu theo hướng tăng sản phẩm có giá trị cao và cung ứng sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trồng trọt tiếp tục đi sâu vào thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa mô hình sản xuất. Ngoài cây lúa, huyện còn đầu tư đúng mức cho những cây chủ lực như: Đậu xanh, đậu nành, mè… Năm 1986- 1987, diện tích gieo trồng cả huyện là 106.505 héc- ta (trong đó có 78.562 héc- ta lúa và  27.943 héc- ta rau màu)

Năm 2000- 2001, huyện tập trung vận động nông dân chuyển dần sang trồng các giống lúa mới. Đến năm 2005, có trên 98% diện tích đất chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao. Trong những năm 2005- 2010, diện tích lúa áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” là 51.043 héc- ta (đạt 50,82% diện tích xuống giống). Diện tích lúa áp dụng “3 giảm, 3 tăng” là 95.832 héc- ta (đạt 95,42% diện tích xuống giống). Huyện đẩy mạnh vận động Nhân dân làm đê bao điều tiết lũ, thực hiện chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, hệ số sử dụng đất không ngừng tăng lên, góp phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho nông dân. Trình độ sản xuất của người dân cũng được nâng lên rõ rệt. Năm 2012, hàng trăm nông dân trên địa bàn huyện đạt mức doanh thu hơn 1 tỷ đồng và gần chục ngàn nông dân đạt mức doanh thu trên 100 triệu đồng.

Bên cạnh cây lúa, chăn nuôi đã thực sự trở thành ngành sản xuất chính, trong đó nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Từ năm 1996, huyện đã tập trung quy hoạch và phát triển mạnh mô hình nuôi cá tra ở các xã, thị trấn cặp bờ Tây sông Hậu. Đến năm 2000, toàn huyện có 321 bè cá, trên 289 héc- ta ao, hầm được khai thác chăn nuôi cá thường xuyên, tổng sản lượng cá đạt 15.500 tấn/năm. Đến năm 2005, huyện đã thành lập 5 Chi hội Nghề cá.

92-t17-chauphu2.jpg

Thực hiện chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm rau màu trên địa bàn huyện Châu Phú

Thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất

Giai đoạn 2011- 2015, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng, chiếm tỷ trọng 33,7% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Từ năm 2011, Châu Phú đã chủ động hợp tác với các công ty trong và ngoài tỉnh thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế, khắc phục tình trạng sản xuất không ổn định, giá cả bấp bênh. Cuối năm 2013, toàn huyện có gần 3.000 héc- ta lúa sản xuất theo hình thức chuỗi giá trị. Đồng thời, xây dựng mô hình “Cánh đồng lớn”, sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ ổn định nên được nông dân ủng hộ.

Diện tích gieo trồng của Châu Phú đến năm 2015 khoảng trên 105.000 héc- ta (tăng gần 12.000 héc- ta so với năm 2010), vượt  2,84% kế hoạch 5 năm, 100% diện tích lúa được áp dụng cơ giới hóa. Sản lượng lương thực ước đạt 670.000 tấn, vượt 9,66% kế hoạch. Có 9.388 héc- ta lúa thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” và 427,98 héc- ta thực hiện chuỗi liên kết sản xuất rau màu: Trồng đậu bắp Nhật, đậu nành rau,  bắp thu trái non...

Chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển từ hình thức nhỏ lẻ sang hình thức bán công nghiệp để đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh và phát triển ổn định. Với các mô hình mang lại hiệu qua kinh tế cao, như: Chăn nuôi bò lai cao sản, bò vỗ béo, bò sinh sản. Hiện, tổng số đàn trâu, bò trên địa bàn huyện có 12.500 con (trong đó có 84 con bò lai cao sản và 157 con bò cái sinh sản).

Không chỉ nhận được sự đồng thuận của Nhân dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện còn được người dân ủng hộ xây dựng hạ tầng nông thôn, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện đã đạt 11/19 tiêu chí (tăng 10 tiêu chí so năm 2010) và 38/50 chỉ tiêu (tăng 31 chỉ tiêu so 2010). Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ 3 xã điểm: Bình Thủy, Bình Chánh, Mỹ Đức phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo: baoangiang.com.vn

 Tags: châu phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập526
  • Hôm nay71,882
  • Tháng hiện tại776,995
  • Tổng lượt truy cập90,840,388
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây