Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia có mặt tại Hội thảo, hiện tượng El Nino đang diễn ra ở mức cực mạnh, làm khô cằn, rạn nứt các sông suối, ao hồ và các công trình thủy lợi ở nhiều khu vực của Việt Nam.
Trong đó phải kể đến Đồng bằng sông Cửu Long - khu vực đang ở trong tình trạng hạn hán, diện tích khu vực bị nhiễm mặn cao nên khiến sản lượng, năng suất lúa giảm đáng kể. Và đây chính là những yếu tố bên ngoài tác động mạnh mẽ tới ngành nông nghiệp Việt Nam.
Trong khi đó, bối cảnh hội nhập sâu rộng với việc ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng tạo thêm nhiều cơ hội và thách thức cho ngành nông nghiệp.
Về cơ hội, với ngành lúa gạo, tuy giá trị xuất khẩu ngành suy giảm trong năm 2015, nhưng đã tăng được lượng xuất khẩu gạo chất lượng cao, mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc…
Ngoài ra, nhiều loại trái cây như: nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản…góp phần giúp cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh.
Về thách thức, TS. Hoàng Xuân Trung, Phó phòng Kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Châu Âu, nhận định: "Tham gia TPP có nghĩa là Việt Nam sẽ giảm thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu và một số những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới khu vực nông thôn, với khoảng 70% dân số vẫn sống ở các vùng nông thôn và dựa vào các hoạt động nông nghiệp".
Từ đó, các chuyên gia cho rằng cần phải có những chính sách cụ thể, phù hợp với từng mảng trong toàn ngành nông nghiệp, do chênh lệch về tri thức khiến nông dân trở thành những người chịu tổn thương nặng nhất của các cơ chế chính sách nếu các cơ chế chính sách này sai lệch.
Lấy ví dụ minh chứng cho điều này, các chuyên gia cho biết, nền nông nghiệp Việt Nam dựa vào sản xuất của hộ gia đình nên có tới gần 10 triệu hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ. Trong khi đó, nguồn lực của cả nhà nước và nông dân rất hạn chế, muốn có sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng công nghệ cao nhưng với cơ chế tiếp cận vốn khó khăn nên hầu hết các hộ gia đình nông dân có ít vốn, không có gì thế chấp để vay.
Nguyên nhân chủ quan khác là việc thực hiện chủ trương về tái cơ cấu còn chậm, đem lại những hệ quả trên diện rộng.
Về giải pháp, các chuyên gia đề xuất cần phải có chính sách hỗ trợ và khuyến khích mạnh hơn sự tham gia của bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trên thực tế, mọi chủ trương về nông nghiệp chỉ thành công khi hàng triệu hộ nông dân cùng với cộng đồng doanh nghiệp vào cuộc cùng với Nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần huy động, bổ sung các nguồn lực để thực hiện những chủ trương đề ra.
Tuyết Nhung
Một thế giới
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã