Không chỉ làm giàu cho gia đình, mấy năm gần đây, anh Nguyễn Mạnh Thắng ở thôn Trung Long, xã Trung Yên (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang còn tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân địa phương. Từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chè, mỗi năm anh thu lãi gần nửa tỷ đồng.
Kh
Anh Thắng đang dùng máy ép chân không đóng gói chè khô.
Khởi nghiệp từ một sào chè
Khi mới lập gia đình, anh Thắng được bố, mẹ chia “của hồi môn” vẻn vẹn chưa đấy 1 sào đất trồng chè. Sau nhiều đêm trăn trở tìm cách bứt phá thoát nghèo, anh Thắng quyết định gắn bó với nghề làm chè bởi “đây là nghề truyền thống của gia đình. Tuy nghề chè ở Tuyên Quang chưa khá lên nhưng có lẽ là do cách làm thôi”.
Anh Thắng lặn lội sang Thái Nguyên, tìm học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng chè lâu năm ở Thái Nguyên. Trở về, anh áp dụng những kinh nghiệm mới học được vào vườn chè của gia đình đồng thời vay vốn mở rộng diện tích chè lên 3ha. Các giống chè địa phương, năng suất thấp được anh thay thế bằng giống chè mới như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên. Thay vì bón phân 2 lần/năm cho chè như trước; giờ cứ 2 tháng anh lại bón phân một lần, đảm bảo cây chè lúc nào cũng hội tụ đủ dinh dưỡng.
Công nhân sao chè búp tươi tại cơ sở của gia đình anh Thắng.
“Từ khi thay đổi giống và thời gian, liều lượng bón phân, cây chè sinh trưởng, phát triển xanh tốt hơn hẳn trước đây. Năng suất chè cũng được nâng lên rõ rệt, tăng thêm từ 4- 5 tấn/ha/năm so với trước đây. Nếu đầu tư hệ thống tưới ẩm, giúp cho cây chè luôn đủ nước ở tất cả các mùa, năng suất sẽ cao hơn rất nhiều. ” - anh Thắng cho biết.
Khi năng suất, sản lượng chè tươi được cải thiện, anh Thắng mạnh dạn đăng ký thực hiện chăm sóc vườn chè theo quy trình Vietgap và đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Anh chia sẻ: “Chăm sóc chè theo quy trình VietGap không chỉ nâng cao chất lượng mà giá thành sản phẩm cũng nâng lên rất nhiều. Vì bón phân hữu cơ cân đối và chỉ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học nên sản phẩm chè luôn đảm bảo tiêu chí thơm ngon và an toàn; đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng...”
Tạo việc làm, thu nhập cho gần 40 lao động
Đến nay anh Thắng đã “sở hữu” 3 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGap và một xưởng chế biến rộng rãi với hơn chục máy vò, xào, sấy chè các loại. Theo anh, nếu không “thất bại thảm hại” ở vụ ớt trồng năm 2007, có lẽ anh không toàn tâm, toàn y đối với cây chè và cũng không có được nguồn thu lớn từ làm chè như hiện nay.
Mô hình trồng chè, chế biến chè búp tươi của gia đình anh Thắng tạo việc làm cho 40 lao động địa phương.
Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng nguyên liệu chè, anh Thắng mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc chế biến chè thành phẩm bán ra thị trường. Năm 2011, xưởng sản xuất chè của anh Thắng hoàn thiện với đủ các loại máy: Máy vò, máy xào, máy sấy, trộn xào lăn đến máy hút chân không giúp bảo quản chè, máy đóng gói….
Nhờ làm ăn được nên anh Thắng còn bao tiêu luôn cả sản phẩm chè tươi cho nhiều hộ nông dân trong vùng. Bình quân, mỗi ngày, xưởng sản xuất của anh Thắng cho “ra lò” hơn 3 tạ chè thành phẩm, được chia thành nhiều loại khác nhau. Anh chó biết: Riêng chè sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn VietGap luôn trong tình trạng “cháy’ hàng. Mới đây, sản phẩm chè VietGap của tôi đã được cấp nhãn hiệu hàng hóa “Trà xanh đặc sản Tuyên Quang – Trung Long trà”.
Anh Thắng giới thiệu về kế hoạch đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm trong trang trại trồng chè của gia đình.
Không chỉ làm giàu cho gia đinh với mức thu lãi gần nửa tỷ đồng/năm, anh Thắng còn góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động nông thôn với việc chăm sóc, thu hái chè; đạt mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
“Nhiều hội viên, nông dân đến học hỏi kinh nghiệm, được anh Thắng nhiệt tình hướng dẫn. Sau đó họ đã áp dụng vào chăm sóc vườn chè của mình và có thu nhập cao hơn, góp phần cải thiện cuộc sống. Anh Thắng là hội viên điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và là một trong những hội viên tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh đề nghị Trung ương Hội khen thưởng...”, ông Ma Văn Hiệp - Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Yên, cho biết. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã