Cơn bão Damrey cuối năm 2017 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho vùng duyên hải miền Trung, nên người dân có nhu cầu lớn về cứu trợ nhân đạo, bao gồm NS-VSMT cho 4 triệu người, trong đó có 1 triệu trẻ em.
Ông Chu Văn Chuông, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, ngay sau khi cơn bão xảy ra, UNICEF đã huy động được 1,1 triệu USD cứu trợ khẩn cấp về nước sạch, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Thừa Thiên - Huế nhằm giảm thiểu khó khăn cho các đối tượng dễ bị tổn thương, như trẻ em và phụ nữ.
Các em học sinh có nước sạch dùng từ kinh phí dự án |
Sau 5 tháng thực hiện, Bộ NN-PTNT đã cấp phát tới các hộ dân và trường học 1.300 bồn chứa nước 2.000 lít/bồn, 3.090 bình lọc nước bằng gốm, 18.750 gói nước sạch vệ sinh, 17.830 sổ tay về nước sạch, 13.020 bánh xà phòng, lắp đặt 36 hệ thống lọc nước uống tại các trường.
Với kết quả đạt được, 20.245 hộ dân được hưởng lợi từ các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp NS-VSMT khắc phục hậu quả bão Damrey. Trong đó 73.100 người, bao gồm 30.273 phụ nữ và 16.551 trẻ em là hộ nghèo, hộ chịu ảnh hưởng nặng nề tại 30 xã của 3 tỉnh được hưởng lợi trực tiếp từ dự án.
Bà Yoshimi Nishino, Cố vấn đặc biệt, Tổ chức UNICEF tại Việt Nam cho biết, UNICEF đã huy động thành công nguồn lực tài chính 1,1 triệu USD từ Quỹ Ứng phó khẩn cấp CERF cho hoạt động ứng phó khẩn cấp NS-VSMT. 6 tháng sau bão, các mặt hàng cứu trợ quan trọng đã được cấp phát thành công đến khoảng 100.000 người, trong đó có 40.000 trẻ em.
Những hàng hóa cứu trợ đó giúp trẻ em và các hộ gia đình tiếp cận tốt hơn với các hành vi vệ sinh và nước ăn uống, sinh hoạt an toàn, góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường nước, từ đó có khả năng chống chọi với thiên tai tốt hơn.
Bà Yoshimi Nishino chia sẻ, việc tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá tác động dự án cũng như chia sẻ kinh nghiệm, là cơ hội rà soát quá trình thực hiện dự án, nhìn lại những khó khăn, rút kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện công tác này trong tương lai.
Từ đó, việc ứng phó khẩn cấp sẽ được tiến hành khẩn trương hơn, hàng cứu trợ được cấp phát kịp thời hơn ngay sau khi xảy ra thiên tai nếu có các quy định pháp lý về triển khai nhanh các dự án cứu trợ khẩn cấp, bao gồm quá trình mua sắm đấu thầu hàng cứu trợ.
Việc mua sẵn vật dụng nước sạch vệ sinh cho cứu trợ khẩn cấp và cất giữ trong kho, ký các hợp đồng khung/thiết lập các thỏa thuận dài hạn với các nhà cung cấp sẽ giúp công tác dự phòng tốt hơn và ứng phó hiệu quả hơn.
Hoạt động cấp bồn chứa nước của dự án |
“Chúng tôi tin rằng công tác chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với thiên tai có thể được cải thiện nhiều hơn nữa, lồng ghép với các chương trình giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng cường khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu và các chương trình phát triển. Việc lập kế hoạch dựa trên rủi ro được báo trước cần tăng cường, bao gồm đầu tư vào công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai và lồng ghép giảm thiểu rủi ro thiên tai, trong đó lấy trẻ em làm trung tâm”, bà nhấn mạnh.
UNICEF sẽ tiếp tục hợp tác để đảm bảo công tác ứng phó với thiên tai được điều phối tốt, tạo hiệu quả cáo nhất với trẻ em và phụ nữ. UNICEF cam kết tiếp tục hợp tác với Bộ NN-PTNT cũng như các Bộ, ngành và các bên liên quan, trong công tác cứu trợ nhân đạo và các chương trình phát triển vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Ông Nguyễn Thành Luân, PGĐ Trung tâm Quốc gia NS-VSMTNT (Bộ NN- PTNT) cho rằng, thành công của dự án NS-VSMT bền vững và phát triển trẻ thơ toàn diện do UNICEF tài trợ là nguồn kinh phí của dự án hỗ trợ trong điều kiện khẩn cấp. Dự án đã đem kinh nghiệm hỗ trợ khẩn cấp của quốc tế đến với Việt Nam.
Trong điều kiện bão lũ gây ảnh hưởng nặng nề, về cả tinh thần và vật chất cho người dân 3 tỉnh miền Trung, thì những hỗ trợ đó đã góp phần tăng cường khả năng thích ứng trong điều kiện thiên tai khẩn cấp. Từ đó làm thay đổi hành vi của người dân về NS-VSMT trong bão lũ.
Có hơn 18.300 hộ hưởng lợi tại 30 xã, 10.798 học sinh tại 31 trường học được truyền thông trực tiếp về NS-VSMT, vệ sinh cá nhân; 168 cán bộ phụ nữ, y tế của 30 xã và cán bộ tỉnh được đào tạo thành giảng viên để thực hiện công tác truyền thông thay đổi hành vi sử dụng NS-VSMT, vệ sinh cá nhân trong điều kiện bão lũ. Sau tập huấn, các cán bộ này đã triển khai các buổi truyền thông tại xã, trường. (Tổng kết dự án NS-VSMTNT bền vững và phát triển trẻ thơ toàn diện do UNICEF tài trợ) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã