Các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng đóng mới, nâng cấp cho 28 tàu với tổng số tiền là 243,31 tỷ đồng với thời hạn vay 11 năm. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay này chính là những con tàu đóng mới, nâng cấp được hình thành từ vốn vay. Các ngân hàng thương mại không yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khác. Tùy theo nhu cầu khách hàng, mức cho vay chiếm từ 60-95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp con tàu. Dư nợ hiện khoảng 67 tỷ đồng.
Về chính sách bảo hiểm, đã có 21/28 tỉnh phát sinh doanh thu phí bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên với tổng số phí bảo hiểm khoảng 2.700 tỷ đồng. Hiện đã xảy ra 2 vụ tổn thất tàu cá, với thiệt hại ước tính khoảng 8 tỷ đồng đang được các đơn vị bảo hiểm xem xét, bồi thường.
Bộ NN&PTNT cho biết mục tiêu phát triển đội tàu cá vỏ thép, trang bị hiện đại đã đạt được theo đúng định hướng của Nghị định số 67. Số tàu cá vỏ thép đóng mới đạt 50% và số tàu có tổng công suất máy từ 800 CV trở lên chiếm 60% tổng số tàu được phê duyệt.
Tuy nhiên, các địa phương, ngư dân còn lúng túng về trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định dự án đóng tàu. Ngoài ra, các địa phương chỉ tập trung vào khai thác tín dụng vay vốn đóng tàu mà chưa quan tâm triển khai đồng bộ các nhóm chính sách khác như chính sách đầu tư, thuế, bảo hiểm, vốn lưu động... Một số địa phương còn chờ đợi kết quả triển khai của địa phương khác để rút kinh nghiệm. Trình độ của ngư dân còn hạn chế, khó tiếp cận và hiểu được các chính sách trong khi Nghị định lại có rất nhiều thông tư hướng dẫn.
Một số chính sách về tín dụng vẫn còn nhiều cản trở. Cụ thể, do quy định là mức vay tối đa nên một số ngân hàng thương mại cho rằng có thể cho vay ở hạn mức thấp hơn. Ngoài ra, công tác giám định giá dự toán đóng tàu còn khó khăn; chưa có quy định hỗ trợ lãi suất vốn vay để nâng cấp tàu khai thác, đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản bằng vật liệu mới. Lãi suất vay vốn lưu động ở mức 7%/năm cũng chưa đủ hấp dẫn chủ tàu, bởi không thấp hơn nhiều so với lãi suất vốn vay thông thường nhưng lại cần nhiều thủ tục.
Bộ NN&PTNT cũng đưa ra các khó khăn khác như vấn đề thiết kế mẫu tàu, các quy định về đóng mới, nâng cấp tàu. Ví dụ, ngư dân phải thay máy mới 100% mới được hỗ trợ lãi suất, trong khi nhu cầu nâng cấp chỉ dừng ở mức vay vốn để mua ngư lưới cụ, nâng cấp hầm bảo quản.
Mặt khác, các cơ sở đóng sửa tàu cá đủ điều kiện lại phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền. Chính sách bảo hiểm cũng chậm được thực hiện do việc thành lập tổ, đội hợp tác ở địa phương còn chậm…
Từ thực tiễn thực hiện sau 8 tháng triển khai Nghị định, Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành liên quan kiến nghị Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền cho phép ngư dân đã có tàu công suất từ 400 CV trở lên được vay vốn mua ngư lưới cụ, thiết bị khai thác, gia cố vỏ tàu mà không bắt buộc phải thay máy mới; việc điều chỉnh thiết kế tàu đánh cá phù hợp với tập quán của bà con cần được đẩy nhanh hơn; hay cần có quy định về việc nhập khẩu, sử dụng máy cũ cho tàu cá...
Bộ này cũng kiến nghị với Chính phủ bố trí ngân sách trung hạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá đúng quy định, tập trung đầu tư hạ tầng cho 5 trung tâm nghề cá lớn tại 5 vùng gắn với các ngư trường trọng điểm.
Tại hội nghị này, các Bộ, ngành cùng địa phương sẽ thảo luận để kiến nghị tới lãnh đạo Chính phủ tháo gỡ những khó khăn để đẩy mạnh thực hiện Nghị định 67.
Thành Chung
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã