Trước đó, vào cuối tháng 4.2016, Văn phòng Điều phối NTM T.Ư đã tổ chức hội thảo thí điểm Quỹ Xây dựng NTM. Các báo cáo tham luận tại hội thảo nêu rõ thực tế trong giai đoạn 2011 – 2015 đã có nhiều địa phương triển khai Quỹ Xây dựng NTM với những tên gọi khác nhau như: Quỹ Phát triển thôn; Quỹ Phát triển địa phương... Đó là những cách làm sáng tạo, nhằm trao quyền cho cấp thôn trong triển khai một số hoạt động xây dựng NTM.
Từ những kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…, căn cứ vào thực tế Chương trình NTM, các đại biểu đều đánh giá: Quỹ Xây dựng NTM là mô hình cần thiết và hiệu quả nhằm mục tiêu nâng cao vai trò tự chủ của chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư trong việc chủ động thực hiện các hoạt động xây dựng NTM, thông qua việc trao quyền quyết định hoạt động ưu tiên cho cộng đồng; tăng cường huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng và dân cư nông thôn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, khắc phục bất cập của cơ chế chính sách hiện hành trong việc triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng NTM.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng quỹ cần có chỉ đạo và hướng dẫn chi tiết, tránh lạm dụng gây nên tình trạng người dân phải đóng quá nhiều “quỹ”. Theo bà con nông dân, việc đóng thêm loại phí này khiến họ phải cõng quá nhiều loại phí.
Nguồn: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố