Ông Nguyễn Tiến Cương.
Xin ông cho biết những nét nổi bật trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua?
Thực hiện Đề án 1956, Bắc Kạn đã ban hành các văn bản phù hợp, kịp thời, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện ở các cấp, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Kết thúc giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã có 18 cơ sở dạy nghề, trong đó có 1 trường cao đẳng nghề (trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp nghề vào năm 2015) và 7 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, 5 trung tâm dạy nghề ngoài công lập, 5 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Hệ thống trung tâm dạy nghề công lập các huyện được đầu tư khá quy mô, 6/7 trung tâm đã có cơ sở khang trang, 7/7 trung tâm có đủ khả năng về thiết bị dạy nghề; các trung tâm được kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế giáo viên cơ hữu, đáp ứng khả năng dạy nghề và nhu cầu học nghề của lao động.
Công tác xã hội hóa trong hoạt động dạy nghề được phát huy mạnh mẽ, nhiều cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng tích cực tham gia; xã hội hóa tốt đã huy động được số lượng lớn đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, đội ngũ kỹ sư và những người lao động có tay nghề cao hăng hái tham gia. Nhờ vậy, kết thúc giai đoạn 2011 - 2015, Bắc Kạn đã đào tạo nghề cho 15.633 lao động nông thôn, đạt 104% kế hoạch đề ra.
Đâu là thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề án, thưa ông?
Thuận lợi lớn nhất của chúng tôi là được cả hệ thống chính trị quan tâm, vào cuộc, có huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ này; chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như trang thiết bị phục vụ dạy nghề được tỉnh Bắc Kạn chú trọng đầu tư và nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,...
Bên cạnh thuận lợi, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn như việc nhiều nơi chưa xây dựng được kế hoạch, giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình; các cơ sở dạy nghề trên địa bàn chủ yếu thiên về lĩnh vục nông nghiệp nên chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chưa phát huy hết các nhu cầu học nghề của bà con khu vực nông thôn; kinh phí dành cho dạy nghề còn thấp, dẫn tới hạn chế khả năng mở rộng của các cơ sở dạy nghề cũng như việc kém sức hút đối với người dân tham gia học nghề,...
Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án 1956 của tỉnh, ông có thể cho biết, Sở sẽ có tham mưu gì để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai hiệu quả?
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác đào tạo nghề theo hướng đặt hàng đào tạo, tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo nghề theo vị trí làm việc; sau đào tạo, đẩy mạnh công tác hỗ trợ người lao động vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ phương tiện sản xuất; nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn đào tạo nghề với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Song song với đó, tiếp tục tuyên truyền và đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 24/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Xin cảm ơn ông!
Theo: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã