Học tập đạo đức HCM

Chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chủ nhật - 29/10/2017 06:04
Với việc ngày càng nhiều hợp tác xã, gia trại trồng rau hữu cơ, dược liệu hữu cơ, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng phát triển bền vững trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
 

Lan tỏa từ các mô hình

 “Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “năm không” (không sử dụng phân bón hóa học; không dùng những chất biến đổi gene; không dùng chất kích thích sinh trưởng để phun, tưới lên rau; không dùng các loại thuốc diệt cỏ cũng như không dùng thuốc trừ sâu; không dùng thuốc bảo vệ thực vật), giúp cho người tiêu dùng có thêm lựa chọn, mở rộng vùng nông sản sạch trên địa bàn TP. Quảng bá, liên kết, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân, hướng đến nền nông nghiệp xanh bền vững”.

Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Phạm Xuân Phương

Mô hình trồng cây dược liệu hữu cơ tại các xã Bắc Sơn, Xuân Giang và Trung Giã là vùng dược liệu hữu cơ lớn nhất của Hà Nội hiện nay với quy mô 13ha. Dược liệu hữu cơ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn làm giàu trên chính mảnh vườn của mình. Gia đình ông Nguyễn Bá Cường (xã Trung Giã) là một trong nhiều hộ làm giàu từ trồng cây dược liệu. Ông Cường cho biết: Năm 2012, được hỗ trợ vốn và giống, cùng sự hướng dẫn quy trình chăm sóc cây dược liệu, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi 4 sào lúa sang trồng cây râu mèo, đem lại thu nhập 70 triệu đồng/năm, cao gấp 5 lần so với trồng lúa. Tới đây, gia đình ông dự tính cải tạo phần đất còn lại để trồng râu mèo. Cánh đồng dược liệu Sóc Sơn thu hoạch quanh năm và theo mùa với số lượng lớn như dây thìa canh, khôi tía, râu mèo… Tất cả sản phẩm được các công ty dược bao tiêu.

Không chỉ cây dược liệu, trồng rau hữu cơ cũng đang là hướng đi mới làm thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện toàn huyện có gần 300 hộ đang sản xuất rau hữu cơ với diện tích gần 40ha, đem lại thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha. Mô hình này đã giúp nhiều gia đình không những thoát nghèo mà còn làm giàu, điển hình như gia đình anh Hoàng Văn Hưng và chị Nguyễn Thị Nhung (thôn Bái Thượng, xã Thanh Xuân) có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Thông qua HTX, mỗi năm riêng các hộ trồng rau hữu cơ ở xã Thanh Xuân đã cung cấp cho thị trường trên 400 tấn rau củ quả các loại. Bình quân mỗi thành viên trồng rau hữu cơ có mức thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/tháng.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng cho biết, từ năm 2008 đến nay, huyện đã hỗ trợ trên 3 tỷ đồng để phát triển thương hiệu, xây dựng nhãn hiệu tập thể “Rau hữu cơ Sóc Sơn”; đồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như mương cứng, nhà sơ chế, giếng khơi và giếng khoan; mở các lớp đào tạo tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Đến nay, huyện đã tổ chức được 16 lớp huấn luyện nông dân từ 3 - 5 tháng với sự tham gia của 485 hội viên. Đối với mỗi thành viên tham gia, huyện hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp từ 5 - 10 triệu đồng để phát triển sản xuất. Đối với mô hình trồng cây dược liệu hữu cơ, huyện đang chỉ đạo, vận động doanh nghiệp và người dân tiếp tục phối hợp để mở rộng diện tích canh tác; đồng thời tư vấn cho người dân trồng xen các loại hoa dược để lấy ngắn nuôi dài.


Mô hình trồng cây dược liệu đem lại thu nhập cao cho nhiều ngươi dân xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn
Ảnh: Trần Tâm

Chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững

Thực tế, nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân Sóc Sơn, song chưa thực sự bền vững. Từ thành công của các mô hình HTX, tổ hợp tác trên địa bàn, Bí thư Huyện ủy Phạm Xuân Phương cho biết, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích người dân thành lập các tổ hợp tác và hợp tác xã để tạo ra chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Hiện, huyện đã thực hiện chuyển đổi 20 HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; đồng thời tiếp tục hỗ trợ để các HTX làm tốt vai trò kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. Huyện sẽ hỗ trợ các đơn vị sản xuất an toàn kiểm tra mẫu đất, mẫu nước, giống, phân bón, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu, gắn tem, nhãn mác.

Cùng với việc nâng cao hiệu quả của các HTX, tổ hợp tác, Bí thư Huyện ủy Phạm Xuân Phương cho biết, huyện cũng tăng cường mời gọi các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. Ngoài ra, để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm, Sóc Sơn tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nông sản. Hiện một số thương hiệu như gà đồi, chè, nấm đang từng bước thâm nhập sâu rộng và chiếm lĩnh thị trường nông sản an toàn của Thủ đô. Nhiều đơn vị đã ký hợp đồng thu mua rau hữu cơ, chè an toàn, cây ăn quả, hoa nhài... như Công ty cổ phần đầu tư Tâm Đạt, Công ty TNHH Vinagap (Bác Tôm), Công ty cổ phần Obis - Nông sản ngon… Điều này giúp nông dân yên tâm, đầu tư phát triển sản xuất.

“Nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển tất yếu. Huyện sẽ tiếp tục tập trung triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ chung của TP đối với từng nhóm cây trồng. Cùng với việc nghiên cứu, đánh giá, từng bước nhân rộng những mô hình nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao gắn với chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững, huyện cũng chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vùng chuyên canh mới; xem xét hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hữu cơ của địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, củng cố niềm tin của người tiêu dùng”, Bí thư Huyện ủy Phạm Xuân Phương cho biết.

Theo Trần Tâm/daibieunhandan.vn/
 Tags: hữu cơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập559
  • Hôm nay84,454
  • Tháng hiện tại789,567
  • Tổng lượt truy cập90,852,960
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây