Học tập đạo đức HCM

Chùa đầu năm đông nghịt người cầu may

Thứ hai - 23/01/2012 08:17
Gần trưa mùng 1 Tết, người dân Hà Nội đổ xô đến các chùa để cầu lộc, cầu tài và sức khỏe đầu năm trong thời tiết ấm áp. Trong khi đó, tại TP HCM, các chùa Phổ Quang, Vĩnh Nghiêm... cũng đông nghẹt người.

Khác với nhiều năm trước, ngay sau giờ khắc giao thừa, nhiều người dân Hà Nội đổ đến các chùa để cầu tài lộc và may mắn dù thời tiết khá lạnh. Tại chùa Trấn Quốc, Quán Thánh nằm trên đường Thanh Niên đông nghẹt người.

Theo ghi nhận của VnExpress.net lúc 2h sáng tại chùa Trấn Quốc, dọc hai bên đường có khá nhiều ôtô. Bên trong chùa đa phần là các bạn trẻ. Dịch vụ bán muối, gạo và diêm lộc đầu năm cũng được nhiều sinh viên mở ra dịp này.

Hồ hởi bước ra khỏi cổng chùa, nhóm bạn trẻ ở quận Tây Hồ cho biết ngay sau khi chiêm ngưỡng màn pháo hoa ở hồ Hoàn Kiếm họ đã rủ nhau về đây để thắp nén nhang đầu năm tỏ lòng thành kính. Trong những bộ quần áo quấn ấm áp, số thanh niên này nói, nếu những người trung niên đến đây để cầu công danh, tài lộc thì mục đích của họ đến đây chủ yếu là cầu sức khỏe và việc học hành cho bản thân mình.

2h sáng, hàng trăm người vẫn tấp nập đến chùa Trấn Quốc để làm lễ. Ảnh: Hà Anh.
2h sáng, hàng trăm người vẫn tấp nập đến chùa Trấn Quốc để làm lễ. Ảnh: Hà Anh.

Đến gần trưa nay, thời tiết ở thủ đô khá chiều lòng người. Người người tấp nập trong những bộ quần áo mới đến các ngôi chùa. Ai cũng cười đùa vui vẻ.

Sắp mâm hoa quả chuẩn bị đưa vào dâng lễ ở gian điện chính chùa Quán Sứ, anh Thu (40 tuổi, phó giám đốc một doanh nghiệp tư nhân ở huyện Từ Liêm) cho biết năm nào ngày mùng 1 Tết anh cùng vợ con cũng đến đây để làm lễ. Ngoài việc cầu công danh sự nghiệp, năm Nhâm Thìn anh còn ước nguyện cho hai cô con gái của mình có sức khỏe và học hành được giỏi giang.

Ngày đầu năm, các bàn ghi công đức ở chùa Quán Sứ đều chật kín.

Trong khi đó, tại chùa Phúc Khánh nằm dưới chân cầu vượt lúc 11h trưa nay lối vào ken đặc người, ai ai cũng phải nhích từng bước chân một. Vượt được quãng đường gần 100m để vào làm lễ bên trong, nhiều người phải mất hơn nửa tiếng. Với những em bé đi theo cùng cha mẹ, để tránh bị ngạt thở, nhiều gia đình phải kiệu lên đầu.

Không len được vào gian chính, nhiều người đi lễ chùa đầu năm phải vái vọng ngay từ ngoài sân. "Cốt là ở cái tâm của mình chứ đứng ở đâu cũng vậy thôi....", người đàn ông trung niên chia sẻ.

Làm lễ tại chùa Quán Sứ lúc gần 10h ngày mùng 1 Tết. Ảnh: Hà Anh.
Người dân làm lễ sáng mùng 1 Tết năm Nhâm Thìn. Ảnh: Hà Anh.

Bởi chùa Phúc Khánh có tiếng linh thiêng, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (37 tuổi) đang công tác tại một công ty bảo hiểm, cũng đến cầu tài, lộc và sự nghiệp trong năm mới, rồi cùng cô bạn rút quẻ đầu năm để xem hên hay xui.

Theo chị Hiền, năm nay mặc dù là năm tuổi nhưng điều đó không khiến chị quá lo để phải tìm đến chùa. Chị đến chùa cốt làm sao thấy trong lòng được thanh thản.

Khác với những chùa khác, dịch vụ đăng kí dâng sao giải hạn ở ngôi chùa này cũng được mở ra khá sớm. Các bàn đăng ký đều chật ních người.

Để tránh những người đi chùa đầu năm mất cắp, một số hộ trông giữ xe ở ngoài cổng đã đưa ra những lời cảnh báo. Một bà chủ cho biết, trước đó ít phút một số khách ra lấy xe cũng than phiền mất chiếc điện thoại Iphone 4S. Thậm chí, có người mang theo cọc tiền 500.000 đồng theo người cũng bị mất trong biển người. Bên trong chùa không có bóng dáng cảnh sát nào.

Trong ngày đầu năm Nhâm Thìn, chùa Hà - ngôi chùa được giới trẻ biết đến nhiều trong việc cầu duyên - cũng tấp nập người qua lại. "Người chưa có người yêu thì cầu cho có. Người có rồi mà chưa cưới được thì cũng cầu cho tình duyên của mình được bền chặt theo năm tháng...", cô nữ sinh đang theo học một trường đại học ở quận Cầu Giấy lý giải về cách mình xuất hiện một mình trong khuôn viên chùa Hà.

Cô gái cho hay, không biết chùa linh thiêng và ứng nghiệm ra sao nhưng nhiều bạn bè của cô đến từ một số tỉnh cũng nhờ dẫn ra đây để làm lễ.

Dòng người ken đặc khi vào chùa Phúc Khánh. Ảnh: Hà Anh.
Dòng người ken đặc khi vào chùa Phúc Khánh. Ảnh: Hà Anh.

Tại TP HCM, trong tiết trời nắng nhẹ hàng nghìn người dân đã đổ đến các chùa để xin lộc, cầu may trong năm mới. Khác với vẻ vắng lặng trên đường phố, các điểm xung quanh chùa chiền lại trở nên khá nhộn nhịp bất kể chùa lớn nhỏ. Các dịch vụ đèn nhang, tử vi, bói toán cho đến gửi xe... đều tất bật và được dịp bội thu.

Từ sáng sớm, trước cổng chùa Phổ Quang (quận Tân Bình) đã tấp nập người ra vào trên tay cầm theo cả hương hoa, lễ vật. Những cửa hàng dịch vụ đồ cúng, tử vi, chim phóng sinh... cũng bày ra san sát. Các bãi giữ xe quanh chùa đều đông nghẹt dù giá trông xe lên đến 10.000 đồng một lượt.

Bên trong chùa khói hương nghi ngút, người người chen chân cúng vái. Ở mỗi điện thờ đều có phật tử đứng canh để dọn bớt nhang. Quán ăn chay do nhà chùa nấu cũng mở hàng năm mới để phục vụ người dân với nhiều món.

Không phải vất vả việc chợ búa, cơm nước như ngày thường nên sáng sớm bà Hoa (ở Gò Vấp) đã dậy sửa soạn quần áo, thắp nén hương cho ông bà tổ tiên rồi cùng con cháu đi lên chùa cầu may cho cả năm.

Cũng như thông lệ, bà cầu nguyện cho cha mẹ ở nơi chín suối được siêu thoát để phù hộ cho con cháu khỏe mạnh. Sau đó là cầu cho các con trai gái, dâu rể được công thành danh toại, các cháu hai bên nội, ngoại ngoan và học giỏi. "Đi chùa nào tôi cũng cầu như thế. Năm mới là thời điểm để xin lộc nên tôi đều cố gắng đi vài chùa", bà Hoa tay cầm bó nhang tươi cười.

Thả chim phóng sinh ngày đầu năm. Ảnh: Hải Duyên.
Thả chim phóng sinh ngày đầu năm. Ảnh: Hải Duyên.

Nằm ngay trung tâm thành phố và lớn nhất TP HCM là chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) năm nào cũng là nơi người dân tìm đến ngay từ trước giao thừa đến suốt tháng giêng. Trong buổi sáng của ngày đầu năm mới, hàng nghìn người lần lượt đến thắp hương, làm lễ. Phía trước cổng, dòng xe hơi xếp dài chật kín lối đi.

Nhiều gia đình gồm cả người lớn, trẻ nhỏ đều cùng nhau đi chùa xin lộc. Nhiều cô gái rủ nhau lên chùa để cầu duyên. Minh Phương (29 tuổi, ở Bình Thạnh) đi cùng nhóm bạn gái cho biết, năm nay đi chùa ngoài việc cầu sức khỏe cho người thân, cô cũng cầu cho mình nhanh chóng kết mối tơ duyên, yên bề gia thất để bố mẹ yên lòng.

"Đi đến đâu mọi người cũng hỏi chuyện chồng con, anh em họ hàng ai cũng chúc mình sớm lập gia đình. Mình thấy trách nhiệm nặng nề quá nên cũng cầu sớm tìm được ý trung nhân. Nhất là ở năm Nhâm Thìn may mắn này", cô gái nhoẻn miệng cười.

Tương tự, tại chùa Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3)... cũng đông đảo người dân đến làm công đức, cầu may và xin lộc.

Hà Anh - Hải Duyên

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay43,265
  • Tháng hiện tại701,334
  • Tổng lượt truy cập90,764,727
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây