Là một trong những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, huyện Chương Mỹ đã góp phần không nhỏ làm rạng danh đất trăm nghề Hà Nội. Có thể nói, nhờ phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống mà Chương Mỹ ngày càng tự tin, vững bước trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Chương Mỹ có 175 làng có nghề trong tổng số 215 làng trên địa bàn toàn huyện, chiếm 81,4%. Toàn huyện có 34 làng nghề, trong đó mây tre đan là phổ biến nhất với 27 làng, còn lại là các làng nghề chế biến nông - lâm sản, làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc...
Hiện 32/32 xã, thị trấn có nghề đã thu hút trên 50.000 hộ, hơn 120.000 lao động làm việc; trong tổng số 150 doanh nghiệp có 75 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan. Hàng mây tre giang đan của Chương Mỹ đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước, được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU...
Thu nhập bình quân của các hộ làng nghề đạt khoảng 18-20 triệu đồng/người/năm, trong khi thu nhập của hộ thuần nông chỉ vào khoảng 6 triệu đồng/người/năm. Các làng nghề không chỉ đơn thuần tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.
Một góc thị trấn Chúc Sơn, trung tâm hành chính huyện Chương Mỹ. |
Hương Ly
Nguồn: kinhtenonghton.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã