Học tập đạo đức HCM

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Đồng Tháp: “Nông thôn mới về, bà con hồ hởi lắm!”

Thứ ba - 29/04/2014 04:16
“Một chương trình không những mang lại sự thay da, đổi thịt cho vùng nông thôn nghèo, mà còn tạo dựng được niềm tin giữa người dân và chính quyền, mang lại cho bà con niềm vui…” – niềm hạnh phúc thể hiện rõ trên sắc mặt của những người đang ngày đêm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, khi họ nhắc về nó... Để có góc nhìn đầy đủ hơn về chương trình đầy ý nghĩa và hiệu quả này, NB&CL đã có cuộc trao đổi ngắn cùng ông Võ Thanh Dũng – Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp
+ Thưa ông, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới được đưa vào triển khai từ năm 2010. Sau hơn 3 năm thực hiện, chương trình trên đã đem đến kết quả gì, nhất là đối với cuộc sống của người dân? 
 
Tỉnh Đồng Tháp có 30 xã điểm được đầu tư trong giai đoạn 2010 đến 2015. Qua 3 năm được Nhà nước quan tâm, xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới, đời sống của người dân từng ngày được bảo đảm. Hầu hết các hộ dân ở 30 xã điểm đều tỏ ra hồ hởi. Khi trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra, thăm hỏi, rất nhiều người dân bảo với tôi rằng: “Nông thôn mới về, bà con hồ hởi lắm!”. Qua 3 năm, cơ sở hạ tầng của 30 xã gồm điện, đường, trường, trạm tới giờ phút này gần như đã hoàn chỉnh. Cầu khỉ bây giờ không còn nữa, ban đêm đường trong các xã được thắp sáng theo “Chương trình thắp sáng vùng quê”. Tệ nạn vô hình trung bị đẩy lùi do nền văn minh mang lại. Điều này đã không những làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, mà người dân cũng rất phấn khởi. Đó là nền tảng rất lớn cho việc phát triển kinh tế của nông thôn. 
 
+ Về các phương diện khác như trí thức, thu nhập thì như thế nào, thưa ông?
 
Một thực tế rất dễ nhận thấy là trí thức của người dân sống tại vùng nông thôn mới bắt đầu chuyển biến theo hướng tích cực. Văn minh về đã tạo nên môi trường để người dân nâng cao tri thức. Ngoài ra, theo điều tra của chúng tôi, từ lúc thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương, thu nhập bình quân của người dân thuộc 30 xã điểm (trong 3 năm) từ 16-17 triệu lên 24-25 triệu đồng/người. Đấy là con số rất đáng mừng cả cho bà con lẫn cho cấp quản lý chúng tôi!
 
+ Về mặt quản lý của chính quyền sở tại, có sự thay đổi nào khi Chương trình Nông thôn mới được thực hiện?
 
Chính quyền địa phương cũng bắt đầu áp dụng quản lý theo khoa học, áp dụng công nghệ thông tin… trình độ cán bộ phát triển rất nhanh, để theo kịp đà phát triển nông thôn mới. Điều làm anh em quản lý vui nhất chính là niềm tin mà người dân dành cho chính quyền. Rõ ràng, khi hạ tầng và cơ sở đạt, đường đi đẹp, nhà văn hóa khang trang, đã từng ngày tạo ra sự tác động ngược, hướng con người phải theo môi trường văn minh đó. Chính yếu tố này làm lòng tin của người dân đối với chính quyền tăng lên. Mạnh thường quân đóng góp tăng. Theo thống kê, từ 2011-2013, tỉnh Đồng Tháp đã huy động ước đạt 49.307 tỷ đồng. Trong đó, vốn trực tiếp cho Chương trình Nông thôn mới 351,426 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 59,05 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 270 tỷ đồng, ngân sách huyện 22,376 tỷ đồng); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 5.158,221 tỷ đồng; vốn tín dụng 42.000 tỷ đồng; vốn huy động doanh nghiệp 404,987 tỷ đồng; vốn cộng đồng dân cư 1.216,006 tỷ đồng và vốn khác 176,598 tỷ đồng. Từ đó cho thấy chương trình này đã tạo dựng được lòng tin, cho thấy sự ủng hộ rất lớn từ nhân dân.
 
+ Trong 30 xã điểm thuộc chương trình nông thôn mới của Đồng Tháp thì địa phương nào được đánh giá tốt nhất, ông có thể cho biết những xã tiêu biểu?
 
Theo Nghị quyết của Tỉnh ủy và Quyết định của Ban chỉ đạo Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp thì năm 2014, tỉnh chọn ra 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Xã Bình Thạnh thuộc H.Cao Lãnh, xã Thanh Mỹ thuộc H. Tháp Mười, xã Hòa An thuộc TP.Cao Lãnh và xã Định Yên thuộc H.Lấp Vò.
 
+ Ông đánh giá như thế nào về tiêu chí đưa ra và kết quả đạt nông thôn mới trên thực tế của địa phương?
 
Ở đây, chúng tôi quyết tâm xây dựng một chương trình bài bản. Dựa vào tiêu chí đã được đưa ra, nếu xã nào không đạt yêu cầu thì quyết không chọn. Với Đồng Tháp thì cơ bản không có sự khác biệt giữa kế hoạch và thực tế. Bên cạnh đó, tiêu chí cũng phụ thuộc vào tình hình của từng địa phương để triển khai sao cho hợp lý nhất.
 
+ Xin cảm ơn ông! 
 
Theo Congluan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập503
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm500
  • Hôm nay43,701
  • Tháng hiện tại748,814
  • Tổng lượt truy cập90,812,207
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây