Học tập đạo đức HCM

Có 2 bằng ĐH, vẫn bỏ việc về quê nuôi lợn, chăn vịt, và... thành tỷ phú

Thứ hai - 06/07/2015 21:07
Với 2 tấm bằng đại học trong tay, nhưng anh Nhật đã chọn cho 1 mình quyết định không giống ai là bỏ việc về quê… nuôi lợn và chăn vịt. Đến nay, mỗi năm trang trại cho anh thu lãi trên 1 tỷ đồng.

Đó là câu chuyện của anh Phạm Văn Nhật (sinh năm 1982, xóm 4, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, Ninh Bình).

Giữa trưa hè cuối tháng 5, nắng như đổ lửa, nhưng khi đến thăm chúng tôi đến thăm trang trại vịt trời của Nhật thì cảm giác khác hẳn. Trang trại vịt trời của anh nằm cạnh dòng sông Đáy, xung quanh cây cối um tùm mát mẻ. Tiếp chúng tôi, anh Nhật phân trần: “Nuôi các con vật đặc sản thì phải tạo được môi trường sống tự nhiên hoang dã cho nó, thế mới cho hiệu quả cao”.

Bỏ đô thị về làng làm nghề nông 

Năm 2006, anh Nhật tốt nghiệp khoa Quản trị lữ hành của Trường Đại học Văn hóa. Vốn tháo vát, nhanh nhẹn anh nhanh chóng tìm cho mình công việc tại một công ty lữ hành phù hợp với ngành nghề mình đã học. Thu nhập 15 triệu đồng/tháng lúc đó phải nói là quá tốt đối với người mới ra trường. 

Co 2 bang DH, van bo viec ve que nuoi lon, chan vit, va... thanh ty phu Thời gian tới anh Nhật sẽ mở rộng diện tích nuôi vịt trời.

Thế nhưng, ước muốn được làm chủ chính mình và làm giàu ngay chính quê nhà cứ thôi thúc anh. Đến thời điểm 3 năm sau ngày ra trường, anh từ bỏ đô thị phồn hoa trở về quê, đấu thấu 0,3ha đất ở xã Khánh Hải (Yên Khánh) rồi bỏ vốn làm trang trại nuôi các loại con đặc sản như nhím, lợn rừng. “Sở dĩ tôi chọn vật nuôi đặc sản để phát triển kinh tế bởi 3 năm dẫn khách du lịch, tôi để ý thấy các món ăn được chế biến từ các loại con đặc sản, hoang dã rất hút khách, nhiều khi không đủ để đáp ứng yêu cầu khách hàng” – anh Nhật chia sẻ.

Để thuyết phục người thân ủng hộ quyết định của mình, anh Nhật không làm theo kiểu “quay ngoắt 180 độ”. Một mặt làm trang trại, một mặt anh xin ứng tuyển vào phòng kinh doanh của Tập đoàn Mobifone - chi nhánh Ninh Bình. “Bố mẹ và mọi người cứ nghĩ tôi làm nông thời gian ngắn sẽ “sáng mắt” và sớm muộn cũng bỏ cuộc. Nhưng cách đây 2 tháng, tôi xin nghỉ hẳn ở Mobifone để làm “nông dân chính hiệu”. Lần này không ai phản đối gì nữa. Thu nhập vững chắc từ trang trại là sức thuyết phục lớn nhất đối với mọi người” - anh Nhật cho biết.

Anh bắt đầu khởi nghiệp  với 300 con nhím. Lứa nhím đầu tiên, anh đem lên Hà Nội chào hàng. Thấy giá thành cao, việc tiêu thụ thuận lợn, anh mở rộng quy mô nuôi lên 1.000 con lứa. Giữa năm 2010, thấy thị trường nuôi nhím bão hòa, anh   chuyển sang nuôi lợn rừng. Về Cúc Phương, anh tìm mua 30 con nái giống lợn rừng về nuôi thử. Sau 5 năm chăn nuôi, đến nay đàn lợn rừng gia đình anh đã phát triển lên 300 con giống bố mẹ và một đàn 500 con lợn rừng thương phẩm. Từ việc bán con giống và chăn nuôi lợn rừng thương phẩm, mỗi năm gia đình anh có doanh thu 1,1 tỷ đồng. Trừ chi phí, anh thu về trên 600 triệu đồng.

“Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn rừng, vì nếu không cẩn thận thì thịt lợn rừng sẽ giống thịt lợn nhà. Như vậy sẽ mất đi ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Giống lợn rừng của tôi thịt săn chắc, ngon, ngọt  tự nhiên nên được rất được khách hàng ưa chuộng”  - anh Nhật phân tích.

Hai bằng đại học để làm nông dân

Để việc làm ăn của mình bài bản, năm 2012, anh Nhật quyết định học thêm văn bằng hai chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế quốc dân. Lúc đó, anh vừa học, vừa làm việc ở Tập đoàn Mobifone, vừa làm ông chủ trang trại. Có thể nói khoảng thời gian ấy vô cùng vất vả với anh. “Nhiều người bảo tôi là gàn, học đại học để làm ông này bà nọ, chứ học đại học về làm ông nông dân thì học làm gì? Tôi luôn tâm niệm trang trại của mình phải hướng đến sự quy mô, chuyên nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa vững chắc. Vì thế việc học quản lý rất cần thiết với tôi”- anh Nhật nhớ lại.

 

Chủ trang trại Phạm Văn Nhật
 Nhiều người bảo tôi là gàn, học đại học để làm ông này bà nọ, chứ học đại học về làm ông nông dân thì học làm gì? Tôi luôn tâm niệm trang trại của mình phải hướng đến sự quy mô, chuyên nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa vững chắc. Vì thế việc học quản lý rất cần thiết với tôi. 
Đầu năm 2013, trong một lần đi giao hàng, anh Nhật được 1 ông chủ khách sạn gợi ý nuôi thêm giống vịt trời. Tìm hiểu thấy giống vịt trời này hoàn toàn phù hợp với điều kiện địa phương mình, anh bèn tìm về Bắc Giang mua 500 con vịt trời, chia thành nhiều nhóm nhỏ thử nghiệm những cách nuôi khác nhau để tìm ra cách nuôi nào cho hiệu quả cao nhất. Anh chia sẻ không giấu giếm: “Đối với vịt trời thì môi trường sống quyết định thành công đến 90%, nên tôi xây dựng trại, lán hoang dã, gần gũi với tự nhiên. Trong quá trình nuôi, tôi thấy để vịt có chất lượng thịt thơm ngon thì chỉ cho ăn cám trong vòng 1 tháng đầu, từ tháng thứ 2 trở đi thì 80% thức ăn bằng lúa. Còn muốn khi vịt không có lông măng khi làm thịt, trong quá trình nuôi nên để nền chuồng bằng cát”. 

Tuy mới chỉ nuôi vịt trời hơn 1 năm, nhưng anh đã phát triển quy mô 1.000 con vịt giống bố mẹ, và 9.000 vịt thương phẩm/lứa, mỗi năm 4 lứa. Giống vịt trời anh nuôi là vịt trời mỏ vàng, chân đỏ đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Với giá bán 120.000 đồng/con, năm vừa rồi anh có khoản thu 1,4 tỷ đồng. Trừ chi phí đầu tư, anh bỏ túi 300 triệu đồng/năm (cả tiền công và lãi). Ngoài ra, anh còn để ra được 4.000 con vịt trời làm giống, anh định giá gần 400 triệu đồng.  

 

Co 2 bang DH, van bo viec ve que nuoi lon, chan vit, va... thanh ty phu

Giống vịt trời mỏ vàng, chân đỏ bố mẹ được anh chăm sóc rất kỹ để tạo ra những con giống tốt nhất.

Để có được những thành công như trên, anh Nhật đã trải qua không biết bao khó khăn và vất vả. Lúc đầu chưa quen cách nuôi và chăm sóc vật nuôi hoang dã, có lần bắt nhím, anh bị nhím phóng 20 cái lông đâm vào chân, gây sưng húp, mưng mủ, sốt li bì gần 1 tuần. Anh còn bị lợn rừng tấn công, suýt đâm lòi ruột. Trong những lần tiếp cận thị trường, các ông chủ nhà hàng, khách sạn lớn nhìn thấy “trẻ ranh” như anh thì từ chối thẳng thừng, anh phải thuyết phục họ ra sao để họ đồng ý đơn hàng của anh… Nhưng vượt lên trên tất cả, sự dám nghĩ, dám làm, là sự tính toán chắc chắn từng “đường đi nước bước”, làm ăn vững chãi và bài bản của anh đã thuyết phục được mọi người. 

Nói về hướng đi sắp tới, anh Nhật tiết lộ: “Tôi đang đầu tư trang trại nuôi vịt trời và lợn rừng rộng 22 ha ở xã Khánh Tiên, tổng số vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đồng. Dự kiến, 6 tháng tới trang trại sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Tôi đã tính toán kỹ, sau 1 – 1,5 năm tôi sẽ thu hồi hết vốn đầu tư”.

Thu Hà
Theo: trangtraiviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại713,704
  • Tổng lượt truy cập90,777,097
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây