Học tập đạo đức HCM

Có “lỡ hẹn” PPP?

Thứ hai - 11/03/2013 00:22
(baodautu.vn) Chính phủ yêu cầu trước ngày 10/3, các bộ, ngành, địa phương phải rà soát, đề xuất các dự án có tính khả thi để tổng hợp Danh mục Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, xem ra, chưa thể thực hiện yêu cầu này.
Theo ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - KH&ĐT), lý do chưa thể thực hiện được yêu cầu trên của Thủ tướng không chỉ vì dù đã tới hạn, nhưng chưa nhiều bộ, ngành, địa phương gửi dự án đề xuất thực hiện theo hình thức PPP, mà còn vì chất lượng các dự án đề xuất chưa đạt yêu cầu.
Theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về thí điểm đầu tư theo hình thức PPP, một trong những công việc rất quan trọng là các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các dự án thí điểm theo hình thức PPP, sau đó Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp, trình Chính phủ lựa chọn các dự án khả thi để tiến hành đầu tư theo hình thức này. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, ngoại trừ Dự án Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, dự án PPP duy nhất đã cơ bản hoàn thành các thủ tục pháp lý và thu xếp nguồn vốn, thì chưa có dự án thí điểm PPP nào chính thức được thông qua.
Thực tế, vào thời điểm tháng 5/2011, đã có tới 24 dự án được các bộ, ngành, địa phương đề xuất với Bộ KH&ĐT để thí điểm triển khai theo mô hình PPP, như các dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hoá (vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng), Nghi Sơn - Bãi Vọt (23.000 tỷ đồng), Cam Lộ - La Sơn (16.000 tỷ đồng), Dầu Giây - Liên Khương (48.324 tỷ đồng)… Tuy nhiên, sau một thời gian xem xét, Bộ KH&ĐT không thể “chấm” dự án nào.
Lý do vẫn là vì chất lượng chuẩn bị dự án quá kém, thậm chí không đáp ứng được các yêu cầu của Quy chế Thí điểm PPP. Trong khi đó, theo ông Edward P. White, chuyên gia quốc tế về PPP, một trong những yêu cầu hàng đầu khi lựa chọn, xây dựng dự án thí điểm PPP là phải xem dự án có thu hút được khối tư nhân và khiến họ coi đó là cơ hội kinh doanh hay không. Tức là, ít nhất, dự án phải đảm bảo tính thương mại, có khả năng hoàn vốn cao, đủ sức hấp dẫn chủ đầu tư.
Lần này, có lẽ cũng chưa có sự cải thiện. Chính vì vậy, cuối tháng 2 vừa qua, Bộ KH&ĐT đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương, một mặt yêu cầu đẩy nhanh thời hạn gửi dự án về Bộ, mặt khác lưu ý các đơn vị phải đảm bảo chất lượng các dự án đề xuất.
“Ngoài yêu cầu phải là những dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, địa phương, đã được đánh giá sơ bộ là đảm bảo tính khả thi về tài chính cho nhà đầu tư dự án…, thì quan trọng là, từng dự án phải đảm bảo có đủ thông tin về dự kiến quy mô, công suất, địa điểm, vốn đầu tư, phần tham gia của Nhà nước, nguồn thu của dự án, các yếu tố rủi ro…”, ông Lê Văn Tăng nói và cho biết, quy định thì là vậy, nhưng một số dự án gửi về vẫn chưa đạt yêu cầu.
Chính vì thế, đã tới thời điểm 10/3, mà vẫn chưa có được một Danh mục Dự án thí điểm PPP để trình Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo về đầu tư theo hình thức PPP.
Ngày mai (12/3), cùng với việc đưa ra thảo luận về những sửa đổi, bổ sung của Quyết định 71/2010/QĐ-TTg, các địa phương cũng sẽ có cơ hội để thuyết trình về các dự án mà mình đề xuất tại một cuộc hội thảo do Bộ KH&ĐT tổ chức.
Chưa có thông tin cụ thể về những dự án này, song những ngày gần đây, trên các phương tiện truyền thông, đã có thông tin về việc UBND TP. Đà Nẵng đề xuất Dự án Cảng Liên Chiểu theo hình thức PPP. Theo đó, tổng mức đầu tư của Dự án là hơn 1.381 tỷ đồng, quy mô cảng sẽ dành cho tàu 50.000 - 80.000 DWT. Dự án này, sẽ tập trung xây dựng Cảng Liên Chiểu thành bến chuyên dùng có bến tổng hợp, phục vụ các khu công nghiệp của TP. Đà Nẵng và trong tương lai, hỗ trợ bến Tiên Sa khi phát triển hết công suất.
Xác nhận thông tin này, nhưng một cán bộ của Bộ KH&ĐT cho biết, Bộ vẫn đang trong quá trình xem xét, nên chưa thể công bố cụ thể, chi tiết về dự án mà UBND TP. Đà Nẵng đề xuất.
Như vậy, xem ra, vẫn phải tiếp tục chờ đợi - không chỉ đối với đề xuất từ các bộ, ngành, địa phương, mà cả việc nghiên cứu, đánh giá một cách cụ thể của Ban chỉ đạo về đầu tư theo hình thức PPP xem liệu dự án đó có đáp ứng đủ tiêu chí về một dự án được thí điểm theo hình thức PPP hay không.

Bên cạnh đó, dư luận cũng đang trông chờ Quyết định 71/2010/QĐ-TTg sớm được sửa đổi để phù hợp hơn với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hình thức PPP ở Việt Nam.
theo baodautu
 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay90,548
  • Tháng hiện tại795,661
  • Tổng lượt truy cập90,859,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây