Học tập đạo đức HCM

Đại Thắng sẽ về đích sớm

Thứ ba - 17/07/2012 03:29
Sau gần 2 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn ở xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã ngày một khởi sắc.

 

Mặc dù mới đạt 12/19 tiêu chí, nhưng Đại Thắng đang rất kỳ vọng sẽ hoàn thành toàn bộ các tiêu chí vào cuối năm nay.

Khởi đầu từ 1 tiêu chí...

Chúng tôi về Đại Thắng vào một buổi chiều tháng 7, đi trên con đường nhựa phẳng lì, hai bên là cánh đồng lúa xanh rì, rộng bát ngát thẳng cánh cò bay. Cánh đồng ở Đại Thắng được chia thành từng ô thửa, rộng, vuông vắn chứ không tủn mủn, manh mún như trước đây. Đặc biệt, ngay gần UBND xã có một cái hồ được kè chắc chắn, nước trong veo, tại khu vực bãi cát nhân tạo có hàng chục em nhỏ đang nô nức tập bơi.

Hồ nước gần trụ sở UBND xã được cải tạo, nước không còn ô nhiễm nên nhiều trẻ em đến tập bơi.

Anh Vũ Minh Tuấn - người dân thôn An Vỹ phấn khởi cho hay: “Ruộng đồng đẹp đẽ như thế là kết quả của quá trình dồn điền đổi thửa (DĐĐT) theo Chương trình xây dựng NTM đấy. Nhờ việc DĐĐT mà năng suất lúa ở đây đang tăng lên rõ rệt. Hơn nữa có thể đưa máy móc vào sản xuất, giải phóng được một phần sức người, thời gian làm đồng ngắn nên người dân có điều kiện làm việc khác kiếm thêm thu nhập”.

Ông Phạm Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Đại Thắng cho biết: “Do là xã thuần nông, nghèo, dân số đông, nên khi bước vào xây dựng NTM, Đại Thắng gặp không ít khó khăn. Tháng 12.2010, xã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt là xã điểm về xây dựng NTM. Là xã điểm thì ai cũng mừng, nhưng khi tiến hành khảo sát, đánh giá xã mới chỉ đạt duy nhất 1 tiêu chí, đó là tiêu chí an ninh trật tự và một vài tiêu chí gần đạt”. Đứng trước khó khăn đó, UBND xã đã kêu gọi tất cả các phòng, ban, các lãnh đạo thôn họp bàn tìm các vượt khó và vận động toàn dân tham gia.

Theo ông Hùng, Đại Thắng xác định, để xây dựng NTM thành công trước hết phải làm xong DĐĐT và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi làm tăng giá trị thu nhập. “Hiện chúng tôi đã hoàn thành DĐĐT. Để làm được việc này, chúng tôi kêu gọi đảng viên làm trước, các gia đình tiêu biểu đi thứ hai và sau đó là toàn dân. Lúc đầu cũng có nhiều người phản đối, nhưng khi hiểu ra thì người dân lại rất ủng hộ” - ông Hùng cho biết.

Đưa cơ giới hoá vào sản xuất

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hoá vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người dân là mục tiêu và được xã ưu tiên hàng đầu trong xây dựng NTM. Sau khi hoàn thành DĐĐT, vụ xuân vừa qua, Đại Thắng đã triển khai dự án gieo cấy mạ khay và cấy lúa bằng máy.

Anh Cao Văn Đức ở thôn Tạ Xá nói: “Cấy lúa bằng máy nhanh bén rễ, ít sâu bệnh, tỷ lệ bông cái cao hơn cấy tay, năng suất trung bình đạt 68 - 70 tạ/ha. Nhà tôi có 6 sào, trước cấy tay mất ít nhất 4 ngày, nhưng nay cấy máy chỉ 1 - 2 ngày là xong”.

Tính đến nay, tổng nguồn vốn xây dựng NTM của xã Đại Thắng là 35,4 tỷ đồng, trong đó vốn thành phố hỗ trợ là 16,2 tỷ đồng, dân đóng góp 16,48 tỷ đồng (5,28 tỷ đồng tiền mặt, 4.000 ngày công, tương đương 4 tỷ đồng, hiến đất làm đường giao thông, thuỷ lợi 48.320m2, tương đương 6,5 tỷ đồng, vốn lồng ghép 1,1 tỷ đồng.

Không chỉ vậy, để tăng thu nhập cho người dân, Đại Thắng đã chủ động chuyển đổi 54ha diện tích đồng chiêm trũng cấy lúa không hiệu quả sang làm trang trại đa canh lúa - cá - vịt, hiện đang cho thu nhập khoảng 200 - 300 triệu đồng/ha/năm. Anh Vũ Văn Đồn (thôn An Mỹ) đã chuyển đổi hơn 4 sào cấy lúa kém năng suất sang làm trang trại V.A.C gần một năm nay cho biết: “Khu đất này trũng, nên thường xuyên bị ngập lụt, đất xấu nên năng suất lúa thấp. Xã có chủ trương chuyển đổi sang làm trang trại, tôi mạnh dạn vay vốn đào ao thả cả và chăn nuôi gà, vịt. Mặc dù mới bước đầu hình thành trang trại, nhưng giá trị thu nhập đã cao hơn hẳn, gấp 5 - 6 lần trồng lúa”.

Tính đến nay, Đại Thắng đã đạt 12/19 tiêu chí NTM, trong đó có các tiêu chí nổi bật như giao thông nông thôn, điện, tỷ lệ hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, cơ cấu lao động... và 4 tiêu chí gần đạt là: Cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn, văn hoá. Để đạt được kết quả trên, xã đã đẩy mạnh công tác vận động người dân tham gia khoảng 4.000 ngày công (tương đương 4 tỷ đồng làm đường, nạo vét kênh mương...




Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Hôm nay36,005
  • Tháng hiện tại903,516
  • Tổng lượt truy cập90,966,909
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây