Những “nông dân tiền tỷ”
Trước năm 2010, gia đình anh Bùi Văn Lâm ở xã Song Phượng, huyện Đan Phượng từng được biết đến là hộ khó khăn, bản thân anh Lâm phải thường xuyên vào thành phố làm thuê đủ nghề kiếm sống. Đến năm 2011, thấy địa phương triển khai tuyên truyền xây dựng NTM, vận động khiến khích nông dân chuyển đổi cây trồng, anh Lâm đã quyết định mạnh dạn vay tiền ngân hàng thuê đất bãi đầu tư trồng hoa ly. Anh Lâm cho biết: “Lúc mới làm, tôi cũng băn khoăn lắm, nhưng vẫn kiên trì học kỹ thuật về “đánh quả liều” đầu tư vốn hàng trăm triệu vào hoa ly”. Từ quyết định táo bạo đó, đến nay, gia đình anh Lâm đã có trong tay diện tích hơn 2ha hoa ly với mức thu nhập trên 4 tỷ đồng mỗi năm.
Anh Đặng Văn Minh- một tỷ phú mới nổi ở xã Trung Châu (huyện Đan Phượng) nhờ chăn nuôi lợn. Ảnh: Trần Quang |
Sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên
Ông Nguyễn Hữu Tịnh- Phó phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho biết, sau hơn 4 năm triển khai xây dựng NTM, Đan Phượng đã đạt được nhiều kỳ tích ngoài sự mong đợi. Cụ thể, huyện đã có 100% số xã đạt chuẩn về giao thông nông thôn, bình quân thu nhập đạt gần 30 triệu đồng/người/năm… Tính đến hết năm 2014, huyện đã chuyển đổi sản xuất hiệu quả hơn 727ha gồm trên 300ha lúa chất lượng cao, 113ha rau, hơn 100ha chuối tiêu hồng với hiệu quả kinh tế đạt từ 250 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/ha. Hiện nay, ngoài phát triển nông nghiệp, Đan Phượng cũng đặc biệt chú trọng đến ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Hiện, toàn huyện đã có 1 cụm công nghiệp tập trung với diện tích 35,8ha, 5 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ thu hút được trên 6.000 lao động thu nhập ổn định trên 4 triệu đồng/người/tháng.
“Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, theo thống kê các xã đã có ít nhất khoảng trên 100 tỷ phú, còn triệu phú cũng phải tính đến cả nghìn người đấy” – ông Tịnh khẳng định.
Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Thạc Hùng – Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho biết: Phấn đấu hết năm 2015, Đan Phượng sẽ chính thức trở thành huyện NTM đầu tiên của Hà Nội. “Dù đạt NTM, nhưng không có nghĩa là dừng lại mà huyện vẫn chỉ đạo các xã vẫn phải vào cuộc quyết liệt vừa là để giữ vững thành quả, và tiếp tục phải hoàn thiện, nâng cao đời sống cho người dân” – ông Hùng nhấn mạnh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã