Học tập đạo đức HCM

Đầu năm nói chuyện nông thôn mới ở Tam Đường

Thứ ba - 12/01/2016 20:35
Những ngày đầu năm 2016, chúng tôi trở lại Tam Đường (Lai Châu), đi trên những con đường liên bản đã được bê tông hóa, nghe tiếng nói cười, bàn chuyện làm ăn của bà con nông dân, mỗi chúng tôi đều cảm thấy vui mừng.

Đầu năm nói chuyện nông thôn mới ở Tam Đường

Phát triển cây cam ở huyện Tam Đường

Diện mạo mới

Một niềm vui trong dịp cuối năm 2015 vừa qua, là huyện Tam Đường có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) là Bản Bo, Bản Hon và Bản Giang. Bí thư Đảng ủy xã Bản Bo, ông Nguyễn Xuân Hoàn cho biết: “Có kết quả này là nhờ chúng tôi đã tận dụng, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con.

Cùng với đó phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện đóng góp của bà con làm đường giao thông nông thôn, hiện toàn xã có hơn 100 hộ hiến đất với tổng diện tích 12.838m2. Chính vì vậy đến nay đã có 35,5/46,880km đường giao thông được cứng hóa”.

Giao thông phát triển tạo điều kiện phát triển kinh tế của xã. Xã Bản Bo hình thành được vùng chuyên sản xuất lúa, chè chất lượng cao, ngô hàng hóa, nâng tổng diện tích gieo trồng đạt 782ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 3.858,3 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng/người/năm.

Trên con đường hơn 2km vừa mới được cứng hóa, anh Giàng A Tráng, trưởng bản Cò Nọt Mông chia sẻ, đây là con đường có độ dốc cao nhất trong huyện nên khi bắt tay vào làm tuy khó khăn nhưng với sự chung sức đồng lòng hiến đất, góp công của bà con mà con đường hoàn thành sớm so với kế hoạch. Con đường được cứng hóa là niềm mơ ước của 24 hộ dân tộc Mông nơi đây.

Nhờ có chương trình NTM, xã Bản Hon đã có bước đột phá trong phát triển giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu trước đây đường đến các bản được ví như ốc đảo thì nay nhiều tuyến đường đã bê tông hóa phẳng lỳ. Bà con có thể đi xe máy đến tận nương, dễ dàng vận chuyển hàng hóa nông sản xuống thành phố Lai Châu bán.

Sau gần 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của huyện Tam Đường thực sự đổi thay. Có thể kể đến như cứng hóa 97,839km đường trục bản; 8,879km đường nội bản; 6,65km đường trục xã; 33,813km đường trục chính nội đồng.

Cùng với đó, các công trình như điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa đã được đầu tư xây dựng, góp phần cải thiện cuộc sống, chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí ...

Cái gốc vẫn là sản xuất

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Thọ Trung, Bí thư Huyện ủy Tam Đường khẳng định: “Thành công nhất khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM là đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện đã dần thay đổi tư duy sản xuất, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư các mô hình trang trại với quy mô lớn, tập trung”.

Đầu năm nói chuyện nông thôn mới ở Tam Đường

Đồi chè Tam Đường

Khẳng định đó hoàn toàn có căn cứ như ở xã Bình Lư, những cánh đồng giờ không còn cảnh đất trống mà đã mùa nào cây đó.

Bình Lư được biết đến là nơi chuyên sản xuất 2 vụ lúa với giống lúa Séng cù và Bắc thơm. Theo ông Phạm Minh Phương, Bí thư Đảng ủy xã Bình Lư, thời gian đầu khi bắt tay triển khai đưa các giống lúa chất lượng cao vào gieo cấy, bà con không mấy ai mặn mà thì nay diện tích trồng lúa chất lượng cao chiếm 85,7%.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại cho Tam Đường diện mạo mới, bước tiến mới. Những ngày đầu năm 2016, huyện Tam Đường lại bước vào một chặng đường mới, mà mục tiêu trước mắt là đưa xã Thèn Sin đạt chuẩn NTM.

Không chỉ thế, người dân đã mạnh dạn đưa cây ngô, hoa màu xuống trồng ở chân ruộng hai vụ, mở rộng diện tích trồng cây dong riềng gắn với sản xuất miến dong. Đặc biệt 25 hộ trong xã đã đầu tư xây dựng chuồng trại tại khu chăn nuôi tập trung Tân Hưng Bình với 50 con lợn/hộ mở ra hướng làm giàu từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Hoặc như xã Bản Bo những năm gần đây, cây chè đã trở thành cây kinh tế mũi nhọn. Cây chè Kim Tuyên đã dần tạo được thương hiệu nhờ bà con thay đổi tư duy trong khâu chăm sóc, thu hái chè để chè đảm bảo chất lượng. Hiện xã trồng mới được 57,37ha nâng tổng số diện tích chè toàn xã lên 347,7ha.

Trong đó có 284,7ha chè chất lượng cao với sản lượng trung bình đạt 878,5 tấn. Từ cây chè đã giúp nhân dân ổn định cuộc sống, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm mạnh, đến cuối năm 2014 còn 193 hộ giảm 33 hộ so với năm 2013.

Tại xã Bản Hon, Bản Giang, cây cam đang trở thành hướng làm giàu mới cho bà con nơi đây. Với tổng diện tích 161,23ha cam, Tam Đường là huyện có diện tích cam lớn nhất tỉnh.

Đứng trên các sườn đồi phủ đầy màu xanh của cây cam, hình ảnh bà con tích cực chăm sóc, tạo tán cho cây cam hy vọng một tương lai không xa các vườn cam sẽ sai trĩu quả đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Và điều thực sự gây ấn tượng là đồng bào dân tộc Mông ở xã Tả Lèng, Khun Há với thói quen cấy 1 vụ lúa thì nay bà con đã biết đưa ngô xuống trồng dưới chân ruộng, trồng rau vụ đông.

Năm 2014 tổng diện tích gieo trồng cây có hạt của huyện đạt 9.021ha, tăng 1.658 ha so với năm 2010, sản lượng lương thực đạt 38.600 tấn, bình quân lương thực đầu người 740 kg/người/năm, đã có 1.609ha có thu nhập trên 50 triệu đồng/ha, 879ha thu nhập trên 80 triệu đồng/ha.

Theo: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay27,377
  • Tháng hiện tại972,441
  • Tổng lượt truy cập91,035,834
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây