Học tập đạo đức HCM

Đầu ra cho rau an toàn :Thiếu tiếng nói chung

Chủ nhật - 26/08/2012 22:44
Nhu cầu sử dụng rau an toàn đang ngày càng gia tăng, đặc biệt trước những thông tin về thực phẩm "bẩn”, rau xanh nhiễm hóa chất. Tuy nhiên, có một nghịch lý đáng buồn lại đang diễn ra, đó là tại chính các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, nhiều khi, đầu ra cho dòng sản phẩm này vẫn là bài toán đầy thử thách.
Sản lượng nhỏ, nhu cầu lớn
 
Theo dự thảo ban hành ngày 13-12-2011 sửa đổi Quyết định số 99/2008/QĐ – BNN của Bộ NN&PTNT, RAT là sản phẩm rau được sản xuất, sơ chế phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo ATVSTP có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP). Từ năm 2000, Bộ NN&PTNT đã ban hành hướng dẫn về sản xuất RAT, song, sau hơn 10 năm nhìn lại, kết quả thực hiện được còn rất hạn chế. Đến năm 2007, cả vùng đồng bằng sông Hồng mới có 13.216 ha quy hoạch trồng RAT, chiếm 13%/tổng diện tích, trong đó, chỉ có 6.755 ha được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT. Năm 2008, Bộ NN&PTNT có ban hành quy chuẩn VietGAP, nhưng sau hơn 3 năm thực hiện, diện tích sản xuất đạt chứng nhận VietGAP và theo hướng VietGAP cũng mới dừng ở 820 ha. Con số này đang quá ít ỏi so với nhu cầu RAT ngày càng cao của người tiêu dùng (NTD).
 
Tại hội thảo về "Nhận thức của NTD về vấn đề RAT và rau hữu cơ” được tổ chức sáng 25-8 tại Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD (Vinastas) cho biết, theo kết quả một cuộc điều tra trên diện rộng tại 6 tỉnh, thành phía Bắc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang nhằm tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, hiểu biết của NTD về RAT, cho thấy, gần 90% NTD cho rằng, rau là thực phẩm quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, đặc biệt, RAT có ảnh hưởng rất tốt tới sức khỏe. Nếu sản phẩm chứng minh được độ an toàn, NTD sẵn sàng mua với giá cao hơn 20-30%, thậm chí 50% so với giá thường. Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều vùng chuyên canh RAT, đầu ra cho dòng sản phẩm này nhiều khi vẫn làm nản lòng các hộ sản xuất.
 
Nâng cao niềm tin của NTD
 
Đâu là nguyên nhân của thực trạng này? TS Lê Trung Hà, Tổng công ty Rau quả Trung ương cho rằng, sự thiếu tham gia của các DN đã khiến việc tiêu thụ RAT vẫn mang tính chất mua bán nhỏ lẻ, chưa có chiến lược kinh doanh hay xây dựng thương hiệu đủ tầm. Cũng vì thế, dù nhu cầu RAT của người dân ngày một tăng cao song người sản xuất RAT vẫn không bán được hàng. Cùng với đó, hệ thống phân phối chưa chuyên nghiệp dẫn đến nguồn tiêu thụ không ổn định. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng, nhiều NTD vẫn đánh giá rau có hình ảnh tươi xanh, mịn màng là RAT mà không kể đến các yếu tố khác. Tại Hà Nội, 90% NTD không thể phân biệt RAT với rau không an toàn bằng mắt thường. Tỷ lệ NTD mua rau tại các chợ xanh, chợ cóc gần nơi sinh sống vẫn rất cao (39%), và chỉ có 14% tìm mua tại siêu thị và các cửa hàng có ghi bán RAT. Đa số NTD cũng rất phân vân không biết nên tin tưởng vào loại chứng nhận RAT nào.
 
 
90% NTD chưa phân biệt được RAT
và rau không an toàn bằng mắt thường
 
Một ví dụ tiêu biểu, Công ty TNHH Hương Cảnh đã mạnh dạn đầu tư tổ chức sản xuất RAT theo hướng VietGAP tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Với nguồn vốn đầu tư gần 7 tỷ đồng, Hương Cảnh đã xây dựng hoàn thiện nhà sơ chế RAT, cam kết thu mua 100% sản phẩm RAT của nông dân theo giá thoả thuận. Tuy nhiên, với hình thức bán "ký gửi” không ổn định tại một số siêu thị, vào những thời điểm rau thu hoạch nhiều, RAT khó cạnh tranh được với rau thường về giá thành nên DN khó thu được lợi nhuận ổn định. Ngoài ra, lượng hàng tiêu thụ tại siêu thị, trung tâm thương mại chưa nhiều do nhiều bà nội trợ không vào siêu thị hàng ngày. Ông Trần Văn Mây – Chủ nhiệm HTX xóm Đầm, xã Vân Nội, một địa chỉ nổi tiếng với thương hiệu RAT cũng cho biết, trước đây, HTX đưa rau cho khoảng 100 trường học trên địa bàn Hà Nội thì nay chỉ còn khoảng 50 trường. Như vậy, phạm vi tiêu thụ rau của HTX đã giảm khoảng 50%, nhiều khi phải tiêu thụ qua chợ đen, rất dễ khiến người trồng rau chán nản.
 
Tại siêu thị Big C, bà Phạm Thanh Nga, PGĐ siêu thị cho biết, NTD hiện nay đã nhận thức được sử dụng RAT là tốt nhưng lượng tiêu thụ RAT vẫn thấp do giá thành cao, thiếu thông tin sản phẩm... nên ngày càng ít các nhà sản xuất đi theo RAT. Còn theo đại diện siêu thị Citimax, 100% rau được bán trong siêu thị là RAT, được lấy từ vùng rau Đà Lạt, Hóc Môn. Tuy nhiên, đúng là tình hình tiêu thụ rau trong siêu thị vẫn gặp khó, do không phải NTD nào cũng ý thức được phải tiêu thụ sản phẩm sạch, mà vẫn chủ yếu tìm đến chợ cóc, các hàng bán dạo, vừa tiện lợi và giá cả phải chăng.
 
Như vậy, câu trả lời cho bài toán đầu ra cho RAT một phần lớn nằm ở chính nhận thức của NTD. Theo ông Hùng, độ "vênh” giữa NTD và người sản xuất nằm ở khâu thông tin.
 
Còn theo anh Nguyễn Trần Khánh, chuyên viên chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ, một trong những giải pháp khả thi với người sản xuất RAT và NTD hiện nay chính là thực hiện xây dựng hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS). Xã Tân Đức (Việt Trì, Phú Thọ) là xã đã được tài trợ thí điểm thực hiện chứng nhận GPS và đạt nhiều thành công. Trong khi hình thức chứng nhận RAT cũ theo bên thứ 3 thường mất phí rất cao, 15 triệu/cây trồng/từng chỉ tiêu, và chỉ có giá trị trong 1 năm, không phù hợp các hộ nhỏ lẻ, manh mún, thì GPS tạo điều kiện cho NTD cùng tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ đây nâng cao niềm tin của NTD.
 
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống này còn đối diện nhiều thách thức như chưa được Nhà nước công nhận chứng chỉ mà mới áp dụng ở địa phương, thường chỉ áp dụng cho rau hữu cơ nên gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi sang RAT. Và quan trọng nhất, trong cuộc khảo sát của Vinastas tiến hành, mới có 5% NTD nhận biết được về GPS. Bởi thế, trong thời gian tới, anh Khánh kiến nghị, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng chính sách hỗ trợ ban đầu cho quá trình sản xuất như hỗ trợ đầu vào với giá thấp hơn. Các siêu thị, cửa hàng muốn mua RAT có thể hỗ trợ người dân về bao bì, dây buộc, túi đựng... thể hiện sự tham gia vào hệ thống. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh lại các tiêu chí GPS để NTD dễ dàng chung tay tham gia với người sản xuất rau, tạo nên những sản phẩm chất lượng. 
 
Nguyễn Nga
Theo daidoanket
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại830,354
  • Tổng lượt truy cập90,893,747
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây