Học tập đạo đức HCM

Dạy nghề trúng nhu cầu, 90% số lao động có việc làm

Chủ nhật - 07/05/2017 20:01
Sau 6 năm triển khai chương trình dạy nghề cho nông dân, 45% số lao động ở Yên Bái đã được đào tạo nghề. Nhờ đó, nhiều bà con nông dân đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Mô hình điểm ở Văn Chấn

Văn Chấn là một trong ít huyện làm tốt công tác dạy nghề nông thôn ở tỉnh Yên Bái. Theo báo cáo của Phòng LĐTBXH huyện Văn Chấn thì 6 năm qua, toàn huyện đã dạy nghề và giải quyết việc làm theo Quyết định 1956 gần 4.000 lao động. Mỗi năm có 150 - 200 người được xuất khẩu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thị trấn xuống còn 0,6%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn lên 78%.

 day nghe trung nhu cau, 90% so lao dong co viec lam hinh anh 1

Lao động lớp dạy nghề sửa chữa xe máy thực hành tại cơ sở ở huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ảnh: Minh Nguyệt

Anh Hà Văn Dưỡng (Bản Phiên 1, xã Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái) là một trong số ít lao động được hưởng lợi từ chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Từ một lao động chưa có việc làm ổn định, nay anh đã ổn định cuộc sống nhờ nghề chạm khắc đá với mức thu nhập bình quân 7 triệu đồng/tháng...

Bà Phạm Thị Minh Hạnh - Trưởng phòng LĐTBXH huyện Văn Chấn cho biết: "Địa phương đã tổ chức điều tra khảo sát nhu cầu học nghề tại 31/31 xã, thị trấn của huyện. Theo đó, số lao động có nhu cầu học nghề hàng năm trên 3.300 người, trong đó nhóm nghề nông nghiệp trên 2.000 lao động, phi nông nghiệp trên 1.300 lao động. Theo bà Hạnh, thời gian qua huyện Văn Chấn đã tập trung đào tạo 17 nghề cho lao động nông thôn. Với khoảng 3.000 lao động được đào tạo nghề, mỗi năm Văn Chấn đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện từ 20% năm 2011 lên gần 40% năm 2016, giải quyết việc làm  cho 70 - 80% lao động sau học nghề. Từ đó, tạo điều kiện tốt để thực hiện chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 38,97% năm 2011 giảm xuống còn 26,97% năm 2016.

Ưu tiên nghề truyền thống

 day nghe trung nhu cau, 90% so lao dong co viec lam hinh anh 2

Trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương, Yên Bái đã duy trì khá tốt công tác phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề đào tạo chuyên canh cây công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi. Ngoài ra, các trung tâm dạy nghề trên địa bàn cũng tổ chức dạy nhiều nghề phi nông nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy - Phó trưởng Phòng Dạy nghề, Sở LĐTBXH Yên Bái cho biết, tỉnh đã xây dựng 37 chương trình đào tạo nghề để áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh. Để nâng cao chất lượng dạy nghề, hàng năm toàn tỉnh đều tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn để xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương. Nhờ vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm tại địa phương, năm nào cũng ở mức khá cao từ 80-90%.

“Để đảm bảo hoạt động dạy nghề phù hợp, Sở chỉ đạo các đơn vị dạy nghề về từng thôn bản, tạo điều kiện giúp cho người lao động vừa được học tập vừa làm việc gia đình. Nhờ vậy, tỷ lệ lao động đăng ký và học nghề cao, tỷ lệ lao động bỏ học giữa chừng thấp” – bà Thủy nói. 

Theo: Thùy Anh/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại714,246
  • Tổng lượt truy cập90,777,639
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây