Về đích sớm
Ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng Kinh tế Điện Ban kiêm Phó ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thị xã cho biết, sau khi lên thị xã, ngoài 7 phường trở thành đô thị và 3 xã Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang đã về đích sớm hoàn thành xây dựng NTM, các xã còn lại đều đạt 14 - 16 tiêu chí. Trên cơ sở đó, Điện Bàn đã đề nghị tỉnh cho phép đến cuối năm 2015 sẽ xây dựng thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (tương đương huyện NTM). Để hiện thực hóa mục tiêu trên, thị xã đã tiến hành củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực hoạt động của ban chỉ đạo và ban quản lý về xây dựng NTM tại mỗi xã. Định kỳ cuối tháng UBND thị xã tổ chức họp tất cả ban chỉ đạo cũng như ban điều phối nhằm kiểm tra đôn đốc, kịp thời phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện ở cơ sở. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, vận động cũng được tăng cường để người dân hiểu và tích cực tham gia xây dựng NTM.
Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chánh văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh nhìn nhận, so với các địa phương khác của tỉnh, xây dựng NTM ở Điện Bàn có những thuận lợi khác biệt. “Đó là xuất phát điểm tốt; sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, tích cực của lãnh đạo thị xã; vai trò tích cực của ban quản lý cấp xã trong việc tham mưu cấp ủy, chính quyền thực hiện các nội dung chương trình… Đặc biệt là sự hưởng ứng đồng thuận của người dân” - ông Muộn khẳng định. |
Đặc biệt, việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng NTM đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của thị xã từ đây đến cuối năm. Trong đó có ưu tiên lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu, đề án phát triển kinh tế - xã hội cho các xã. Thực tế, 4 năm qua (2011 - 2014), nguồn lực đầu tư thực hiện chương trình các xã xây dựng NTM chỉ trên 618 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư khoảng 527 tỷ đồng (ngân sách trung ương gần 20 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 25,5 tỷ đồng, ngân sách thị xã 20 tỷ đồng, ngân sách xã 7,7 tỷ đồng, lồng ghép 233 tỷ đồng, huy động nhân dân và nguồn khác khoảng 221 tỷ đồng), vốn sự nghiệp trên 93 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, UBND thị xã đã phân bổ 8,1 tỷ đồng vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM. “Theo quy định của Chính phủ, thị xã hoàn thành xây dựng NTM phải có 75% số xã trở lên trên địa bàn đạt chuẩn theo quy định, các xã còn lại hoàn thành 14 tiêu chí (trong đó có 2 tiêu chí bắt buộc là tiêu chí hộ nghèo và thu nhập), 5 tiêu chí còn lại đạt 70% trở lên. Đối chiếu với địa phương, chúng tôi nhận định điều này hoàn toàn có thể thực hiện được vì ngoài 3 xã Gò Nổi đã về đích năm 2014, các xã hiện nay đều có điều kiện nâng cao thu nhập do những nơi đây ngoài nông nghiệp còn có dịch vụ phát triển mạnh, nên mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào cuối năm 2015 của Điện Bàn chắc chắn sẽ thành hiện thực” - ông Nguyễn Đức Chơi nói.
Sự khác biệt
Kết quả rõ ràng nhất của xây dựng NTM ở Điện Bàn không chỉ giúp chuyển đổi phương thức sản xuất canh tác mà còn góp phần quan trọng làm thay đổi cuộc sống người dân theo hướng tích cực. Thống kê trong 4 năm qua (2011 - 2014) đã có gần 340ha đất sản xuất nông nghiệp được dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt mỗi năm đã có 5 - 7 cánh đồng mẫu có diện tích trên 160ha được xây dựng. Nhiều xã đã trở thành mô hình điểm trong dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu như Điện Phước, Điện Minh, Điện Quang, Điện Hồng… Trong đó, cánh đồng mẫu lớn tại thôn La Hòa (Điện Phước) với diện tích 40ha đã được Sở NN&PTNT chọn làm điểm tổ chức hội thảo để nhân rộng trong toàn tỉnh năm 2013. Ngoài ra, việc liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, thu mua, chế biến nông sản cũng được các hợp tác xã, tổ hợp tác triển khai mạnh mẽ. Có thể kể đến Hợp tác xã nông nghiệp Điện Quang bằng việc liên kết với Công ty Phú Nông đầu tư mô hình đậu cô ve leo giống, bước đầu đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân; hay các xã Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Phước, Điện Minh… xây dựng vùng chuyên canh lúa giống, lúa chất lượng cao gắn với chương trình khuyến nông, chương trình 3 giảm 3 tăng, áp dụng công cụ sạ hàng trong sản xuất… đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Phạm Phú Hiền - Bí thư Đảng ủy xã Điện Trung cho rằng, tác động của NTM đến kinh tế - xã hội địa phương rất rõ nét. Nổi bật là hoạt động tổ chức sản xuất đi vào nền nếp, cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư, hệ thống giao thông nội đồng được nâng cấp, cải thiện tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, thu nhập bình quân cũng tăng từ 15 lên 21 triệu đồng/người/năm. “Trước đây bà con làm ăn trong điều kiện đất đai manh mún, bây giờ người dân đã ý thức và tập trung lại dồn điền đồi thửa, đường sá cũng không lầy lội, đời sống vật chất tinh thần ngày càng tiến lên” - ông Hiền chia sẻ. Theo ông Nguyễn Đức Chơi, điểm khác biệt của Điện Bàn so với những nơi khác trong xây dựng NTM là đã tập trung vào 2 mục tiêu lớn: xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng thị xã và xây dựng thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Vì vậy, bên cạnh chỉnh trang giao thông, mở rộng, quy hoạch cải tạo lại đường sá, tường rào cổng ngõ, trồng cây xanh thì việc chỉnh trang đồng ruộng, dồn điền đổi thửa… cũng luôn được chú trọng.
Theo: baoquangnam.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã