Học tập đạo đức HCM

Điểm sáng xử lí rác thải tại gia

Thứ năm - 08/06/2017 11:41
Với mục tiêu ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường nông thôn, qua đó thay đổi tập quán, nhận thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường...

Từ một địa phương được đánh giá là “nhức nhối” về rác thải, sau khi xây dựng và đưa vào vận hành dự án xử lí rác thải, nước thải, đến nay xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã cơ bản giải quyết được vấn đề về rác. Môi trường trong sạch, nhân dân phấn khởi trong khi dự án được đánh giá là khả quan, có thể nhân rộng.

07-51-11_img_7474
Một mô hình xử lý rác thải tại gia

Với mục tiêu ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường nông thôn, qua đó thay đổi tập quán, nhận thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là ở địa bàn có trên 96% tổng dân cư là bà con dân tộc Thái, xã Châu Cường đã xây dựng đề án mô hình xử lí rác thải, nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn xã, vừa tạo nguồn phân hữu cơ cho cây trồng, vừa nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Theo đó, từ năm 2016, xã Châu Cường đã giao cho Đoàn Thanh niên chủ trì, tiến hành xây dựng đề án xử lý rác thải, với hệ thống xử lý rác tại gia, trong đó từng hộ gia đình sẽ được cấp kinh phí để xây dựng các hố xử lý rác thải và nước thải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật được thiết kế. Cùng với đó, tại các xóm bản trung tâm, sẽ tiến hành lắp biển báo, pa-nô truyên truyền, đồng thời xử lí các phụ phẩm hóa chất, thuốc BVTV ngoài đồng ruộng.

Theo dự toán của chủ đầu tư là UBND xã Châu Cường, thì dự án có tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Đề án sau khi trình lên, đã được đoàn công tác của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) Trung ương thẩm định, phê duyệt kinh phí với số tiền 400 triệu đồng, UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ 100 triệu đồng để thực hiện giai đoạn 1. Ngay sau khi được phê duyệt, UBND xã Châu Cường đã tổ chức tập huấn cho hàng trăm hộ trong toàn xã về các biện pháp phân loại, xử lý chất thải, rác thải trong sinh hoạt.

Đồng thời, thực hiện việc xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lí rác thải, nước thải tại 5 xóm bản, với 311 hố xử lí rác thải và 300 hố ga chứa nước thải, được đặt tại các hộ gia đình, trong đó có 2 cái tại trạm y tế và khuôn viên trụ sở UBND xã Châu Cường. Trong đó, đối với rác hữu cơ, sau khi đốt, xử lí sẽ tận dụng lấy tro ủ làm phân bón thay cho phân chuồng và các loại phân độc hại khác. Đối với rác vô cơ thì tiến hành thu gom, chôn lấp.

Để giúp người dân, dự án cũng đã hỗ trợ cho các hộ dân kinh phí để triển khai. Theo đó, mỗi hộ dân khi xây dựng hố rác thải và hố xử lí nước thải, được hỗ trợ 420.000 đồng. Đến thời điểm hiện nay, giai đoạn 1 của dự án đã triển khai cơ bản đến tất cả các hộ dân thuộc 5 xóm bản. Để mục sở thị, Chủ tịch UBND xã Châu Cường Lưu Xuân Điểm đã đưa chúng tôi đi thị sát tại một số hộ gia đình ở bản Đồng Tiến và bản Nhang.

Ông Vi Thanh Toàn, trú tại bản Đồng Tiến cho biết gia đình ông được cấp thiết bị, hỗ trợ tiền nên đã triển khai xây xong hố xử lí rác thải, đã đưa vào sử dụng. Hiện ông đang tiếp tục xây dựng 2 hố ga xử lí nước thải ngay trong khuôn viên gia đình. “Dự án rất hiệu quả, trước đây rác vứt bừa bãi khắp nơi, từ trong nhà ra ngõ, gom lại cũng chẳng biết đổ ở đâu. Từ khi xây dựng và đưa vào vận hành điểm xử lí rác, mọi vấn đề đã được giải quyết”, ông Toàn phấn khởi cho biết. Theo đó, cứ khoảng 3 - 5 ngày, ông tổ chức đốt một lần để lấy tro bón ruộng.

Không chỉ xây dựng tại các hộ gia đình, trên các tuyến đường liên thôn, liên xóm và đường dẫn ra cánh đồng, dự án còn lắp đặt hệ thống thùng gom rác để bà con tự nguyện bỏ rác vào, sau đó tổ liên gia sẽ tiến hành thu gom, tiêu hủy. "Dự án cũng đã giải quyết được các vỏ chai, vỏ bao bì thuốc BVTV trên các cánh đồng. Trước đây, sau khi phun thuốc xong, bà con vứt các loại bao, chai lọ ra. Nay thông qua việc đặt các thùng gom rác, mọi người đã tự nguyện bỏ rác vào nên đồng ruộng rất sạch sẽ sau mỗi mùa vụ”, ông Lưu Xuân Điểm cho biết thêm.

Được biết, dự án xử lí rác thải, nước thải trên địa bàn xã Châu Cường, được Văn phòng điều phối xây dựng NTM Trung ương phê duyệt kinh tế kĩ thuật và hỗ trợ kinh phí để tổ chức thực hiện. Theo đánh giá, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực, sau khi triển khai có hiệu quả sẽ nhân rộng ra nhiều địa phương khác.

Theo: Thiên Thảo/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập478
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm472
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,247
  • Tổng lượt truy cập90,866,640
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây