Học tập đạo đức HCM

Điểm tin báo chí ngày 28 tháng 9 năm 2016

Thứ năm - 29/09/2016 06:35
Trong ngày 28/9/2016, các báo: Hà Tĩnh, Nông thôn ngày nay (Dân Việt điện tử), Nông nghiệp Việt Nam, Dân trí có các tin, bài phản ánh những thông tin nổi bật liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới.


1/ Báo Hà Tĩnh đăng các tin, bài:

Hà Tĩnh bị “cuốn trôi” gần 43 tỷ đồng sau 5 ngày mưa lũ – Tác giả Hải Xuân:  Ông Ngô Đức Hợi - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN Hà Tĩnh cho biết, vừa mất hơn 47 tỷ đồng do ảnh hưởng cơn bão số 4, tỉnh tiếp tục bị “cuốn trôi” gần 43 tỷ đồng sau 5 ngày mưa lũ (20 - 25/9). Thống kê  thiệt hại sau đợt mưa lũ kéo dài từ 20 - 25/9 cho thấy, toàn tỉnh có 56 nhà dân bị ngập nước; 2.782 ha lúa hè thu bị ngập úng, đổ ngã; 540 ha hoa màu bị ngập úng, hư hỏng; 33 ha cây lâm nghiệp bị đổ ngã; 19 con trâu, bò, ngựa, lợn bị chết; 17 lồng bè thủy sản ở Lộc Hà bị trôi, hư hỏng. Mưa lũ cũng làm sạt lở, hư hại 1.800m3 đất đá, bê tông, đường nhựa; 4 cầu dân sinh bị hư hỏng. Đáng kể nhất là hạng mục đầu mối công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đang thi công nhưng do cửa dẫn dòng qua tuynel số 1 chưa hoành triệt, cửa van tuynel số 1 chưa hoàn thành nên chưa chủ động điều tiết giảm lũ hạ du dẫn đến gây ngập úng và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân phía hạ du hồ Ngàn Trươi và thượng lưu đập dâng Vũ Quang thuộc xã Hương Thọ và thị trấn Vũ Quang.

2/ Báo thôn ngày nay (Dân Việt điện tử) đăng các tin, bài:

Trung ương "nợ" Long An 49 tỷ đồng tiền thưởng – Tác giả Hữu Danh: Với thành tích xây dựng NTM nằm trong tốp đầu cụm thi đua các tỉnh Tây Nam bộ, ngày 4.12.2015, tỉnh được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất; huyện Châu Thành được Thủ tướng tặng Cờ thi đua; 9 xã của 9 huyện này được Thủ tướng tặng bằng khen, theo đó với tổng số tiền thưởng đi kèm là 49 tỷ đồng. Quyết định tặng thưởng công trình phúc lợi đã được Thủ tướng chính phủ ký duyệt, tuy nhiên kinh phí của tỉnh đến xã lên đến 49 tỷ đồng này vẫn còn nằm trên giấy.

Tương lai ảm đạm của lúa gạo VN: Giá rớt, thị trường cũng khó giữ - Tác giả Minh Huệ:  Các chuyên gia kinh tế và nông nghiệp cho rằng, không chỉ trong năm nay mà cả trong những năm tới, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo sẽ tiếp tục rơi vào khủng hoảng. Nếu không sớm có chiến lược phù hợp, chúng ta sẽ mất hết thị trường xuất khẩu gạo truyền thống vào tay Thái Lan và các đối thủ khác. Theo VFA, sản lượng xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 2,7 triệu tấn (chỉ đạo 70-80% so với cùng kỳ những năm trước), đến cuối tháng 9 cũng mới xuất khẩu được 3,76 triệu tấn. Lợi thế cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam không còn như các năm trước khi “vựa” lúa gạo Thái Lan mới đây đã chấp nhận bán gạo với giá thấp để giải quyết lượng gạo tồn kho; ngay cả Pakistan, Myanmar hiện cũng chào bán loại gạo có giá rẻ hơn nước ta, ở mức 325 USD/tấn (tuần trước gạo Việt Nam có giá bình quân 340 – 345 USD/tấn). Đặc biệt, về vấn đề chất lượng, thương hiệu thì Việt Nam còn xa mới có thể đuổi kịp các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan khi giá bán gạo của các nước này luôn cao hơn gạo Việt Nam từ 20 – 40 USD/tấn. Bàn về giải pháp cho hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới, ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng Thư ký VFA cho rằng, nên xem xét lại khâu sản xuất, bởi nếu sản xuất không có chất lượng thì dần dần gạo Việt sẽ bị loại ra khỏi thị trường.

Nhà nông Sơn La thu 10 tấn/ha ngô biến đổi gen – Tác giả Trần Quang: Tại thời điểm này, người trồng ngô đang gặp nhiều khó khăn do giá ngô giảm. Tuy nhiên, tại Sơn La, nhờ kịp thời lựa chọn giống biến đổi gen vào trồng, nên dù giá có giảm, người nông dân vẫn có lãi với năng suất ngô lên tới 10 tấn/ha.

Nước thải của cơ sở chế biến hải sản làm chết cá lồng nuôi – Tác giả Công Xuân: Đó là kết luận của cơ quan chức năng Quảng Ngãi về nguyên nhân làm khoảng 2000 con, chủ yếu là cá bớp nuôi có trọng lượng từ 1,5-3,5kg/con ở tại cảng neo đậu Sa Huỳnh,  xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ chết hàng loạt vào ngày 5.9 vừa qua chết hàng loạt. Theo đó sau khi kiểm tra tại hiện trường, lấy mẫu xét nghiệm đã xác định nguyên nhân làm cá nuôi tại khu vực trên chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm từ chất xả thải của các nhà máy chế biến hải sản; nắng nóng kéo dài làm cho nhiệt độ nước biển vùng ven bờ tăng cao... khiến cho cá nuôi bị thiếu oxy.

Ai đồng lõa với lực lượng sản xuất phân bón giả? – Tác giả Đình Thắng: Ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký T.Ư Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết tình hình sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng ngày càng tinh vi, phức tạp bởi không chỉ xuất hiện trong cơ sở sản xuất phân bón, trong các đại lý kinh doanh mà còn xuất hiện cả trong các phòng kiểm nghiệm, kiểm định, gây bức xúc và thiệt hại lớn chưa giải quyết được. Đặc biệt, việc xử lý nạn phân bón giả, kém chất lượng đang gặp nhiều khó khăn do có lợi ích nhóm trong một số tổ chức, cơ quan công an, quản lý thị trường, thanh tra nông nghiệp. Một số lực lượng thi hành công vụ tiếp tay cho gian thương. Vì vậy, Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiến nghị Chính phủ và Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị định 202, Thông tư 41, Thông tư 29 về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón; kiện toàn và tổ chức lại hệ thống trung tâm kiểm nghiệm kiểm định; tăng mức xử phạt đối với các trường hợp sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

9 tháng đầu năm, nhập gần 3 triệu tấn phân bón – Tác giả Thiên Hương: Theo Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), dù giá phân bón trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng, tuy nhiên tại thị trường trong nước giá phân bón hầu như không thay đổi.

Khổ qua gặp mưa tốt trái, giá tăng gấp đôi – Tác giả Công Tâm: Giá khổ qua (miền bắc gọi là mướp đắng) đã tăng gấp đôi so với tháng trước, hiện giá đang ở mức dao động từ 8.000 – 9.000 đồng/kg (gấp đôi so với trước); nhiều hộ trồng khổ qua có lãi lớn. Theo các hộ nông dân trồng khổ qua tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận),  giá khổ qua đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân tăng mạnh được các nông dân xác định do xuất hiện mưa nên khổ qua phát triển tốt, trái xanh mướt và thị trường tiêu thụ mạnh dẫn đến giá thành tăng gấp đôi. Giá thành tăng mạnh đem lại tín hiệu vui cho các nông dân trồng khổ qua, với giá bán hiện tại nhiều hộ nông dân đang có lãi khá.

3/ Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:  

Ngô biến đổi gen chậm tăng diện dích – Tác giả Thanh Sơn: Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đến thời điểm này có 16 giống ngô GMO được Bộ NN-PTNT công nhận, so với tổng giống ngô hiện đang có mặt trong cơ cấu sản xuất là khoảng trên dưới 50 giống thì tỷ lệ này không nhỏ. Tuy nhiên, lượng hạt giống ngô GMO được đưa ra thị trường lại đang khá khiêm tốn. Đến cuối tháng 8/2016 các công ty đã NK về VN khoảng 1 nghìn tấn hạt ngô GMO. Trong đó mới có khoảng 200 tấn hạt giống GMO được đưa ra thị trường, tương ứng với diện tích khoảng 100 nghìn ha, tốc độ phát triển ngô GMO ra ngoài sản xuất đang rất hạn chế. Nguyên nhân trước hết là giá giống ngô GMO chưa hợp lý, nông dân chưa quan với việc sử dụng giống ngô GMO với giá cao hơn hẳn so với giá giống ngô lai F1. Ngoài ra, trong thời gian qua các đơn vị cung ứng chưa đánh giá hết thực trạng ngô và ngô GMO ở Việt Nam. Để thúc đẩy việc mở rộng diện tích sản xuất ngô GMO, các nhà cung ứng đã xem xét, điều chỉnh giảm giá bán hạt giống.

Rủi ro trồng cam mật độ dày – Tác giả Vũ Bá Quan: Cam sành là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn ở ĐBSCL. Tuy nhiên sự phát triển nhanh diện tích cam sành ẩn chứa nhiều rủi ro và thiếu bền vững do nhà vườn áp dụng phương thức “đánh nhanh, rút lẹ”. Trồng thật dày, thâm canh tối đa, thu lời nhanh. Mật độ trồng cam sành của nhà vườn phổ biến khoảng 4 nghìn cây/ha, gấp 8 lần so với khuyến cáo. Tình trạng trồng dày dẫn đến hệ lụy là vườn cam xuất hiện nhiều sâu bệnh, phải phun thuốc BVTV hàng tuần, khiến môi trường sản xuất không an toàn cho nông dân và ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng; nhà vườn phải đầu tư thâm canh rất cao nhưng vườn cây suy kiệt rất nhanh. Lý giải về thực trạng này, nhiều nông dân cho rằng trong điều kiện mạnh ai nấy trồng với giống không đảm bảo chất lượng, phòng trừ bệnh không đồng loạt và triệt để thì bệnh vàng lá gân anh thường xuyên hiện diện và lây lan; trong một khu vực chỉ cần vài vườn bỏ phế hoặc không loại bỏ cây bệnh triệt để thì những vườn trồng thưa sẽ bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh và tỷ lệ cây bệnh cao hơn so với vườn trồng dành, dẫn đến năng suất thấp; bởi vậy các nhà vườn cố gắng thâm canh tối đa, khai thác triệt để cây cam trong 2-3 năm rồi “hạ màn làm lại”,

4/Báo Dân trí đăng tin:

Tuần này duyệt định mức tiền đền bù cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung – Tác giả Nguyễn Phương: Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong tuần này, Chính phủ sẽ phê duyệt định mức tiền đền bù cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa và đến đầu tháng 10 tiền sẽ đến tay người dân. Hiện Bộ NN&PTNT cũng đang xây dựng Đề án tổng thể “Xác định, bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường”, trong đó có chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng phục vụ đóng tàu để ngư dân có thể chuyển đổi ra khai thác hải sản xa bờ cụ thể: Các chủ tàu cá có tàu không lắp máy hoặc lắp máy công suất dưới 90CV được vay vốn tại các ngân hàng thương mại Nhà nước để đóng mới tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV; Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu cá và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
Tổng hợp: Minh Tâm 
 Tags: nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại809,803
  • Tổng lượt truy cập90,873,196
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây