Học tập đạo đức HCM

Định vị lại thị trường nông sản

Thứ tư - 24/05/2017 20:27
Hội thảo “Triển vọng nông nghiệp 2017” do Viện Chính sách chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) tổ chức...

Ngoài mục đích cung cấp thông tin, đưa ra dự báo về thị trường nông sản 2 - 3 năm tới, Hội thảo “Triển vọng nông nghiệp 2017” do Viện Chính sách chiến lược phát triển NNNT (IPSARD) tổ chức ngày 24/5 có thêm chủ đề mới: Định vị lại nền nông nghiệp trên thị trường nông nghiệp toàn cầu.  

Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực

Trong bối cảnh một loạt mặt hàng nông sản xin “giải cứu”, hội thảo trên bàn thảo nhiều vấn đề nóng của thị trường. TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng IPSARD cho hay, ngoài mục đích cung cấp thông tin, đưa ra dự báo về thị trường nông sản 2 - 3 năm tới, Hội thảo Triển vọng nông nghiệp năm nay có thêm chủ đề mới: Định vị lại nền nông nghiệp trên thị trường nông nghiệp toàn cầu.

13-58-36_dsc_4534
Ảnh: Văn Nguyễn

Dẫn lại một số cuộc giải cứu gần đây, ông Tuấn cho rằng, nông nghiệp Việt Nam có năng lực về cung khá tốt.  Mỗi khi có thay đổi nhu cầu thị trường, nhất là khi thị trường XK có dấu hiệu hút hàng thì nguồn cung trong nước bật lên rất nhanh. Từ thực tế này đặt ra nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách là phải đưa ra những thông tin chuẩn xác để khơi thông và đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Dù thời gian qua, ngành nông nghiệp đã nỗ lực tái cơ cấu ngành, khơi thông thị trường, cơ cấu lại sản phẩm nông nghiệp và tổ chức lại SX để đáp ứng nhu cầu thị trường; đồng thời hướng nông dân đến cách làm ăn chuyên nghiệp, bài bản hơn, lôi kéo DN tham gia chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu, song ngành nông nghiệp có nhiều lúc thăng, lúc trầm.

Về dự báo thị trường nông sản quốc tế, IPSARD nhận định năm 2017 tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn; Tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại. Đáng chú ý là, các nước Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực châu Phi sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, rất có thể giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn…

Với bối cảnh thị trường như vậy, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy đà tăng trưởng thông qua các giải pháp: Tăng năng suất, chất lượng; xác định vị thế của từng ngành hàng nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu để ưu tiên nguồn lực phát triển; xác định lại cơ cấu thị trường cho từng ngành hàng nông sản.

Cũng theo nhận định của IPSARD, trong vài năm gần đây ngành rau quả nổi lên là ngôi sao sáng, giàu tiềm năng khi thành tích XK liên tục tăng mạnh qua từng năm, đặc biệt là các nhà XK Việt Nam đã mở cửa thành công một số thị trường phát triển, giá cao, qua đó tăng cơ hội đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro thị trường.

Ông Lê Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Văn phòng Quốc hội) cho biết: “Kim ngạch XK ngành rau quả năm 2016 đạt 2,46 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015. Đây là mặt hàng tăng trưởng nổi bật  trong nhóm ngành nông sản và cũng là mặt hàng mà Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trong công tác mở rộng thị trường”.

13-58-36_dsc_6657
Trong vài năm gần đây ngành rau quả nổi lên là ngôi sao sáng

Tuy vậy, ngành rau quả Việt Nam vẫn còn phân tán, chưa được tổ chức hiệu quả và còn non nớt trên các thị trường quốc tế. “Bên cạnh rau quả, hai ngành hàng chủ lực của Việt Nam là lúa gạo và thủy sản đang bị cạnh tranh gay gắt, đặt ra các thách thức cho Việt Nam trong cả ngắn và dài hạn, đòi hỏi hai ngành này cần xác định lại thị trường, nâng cao năng lực quản lý chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu”, ông Bình nhận định.  

“Tư duy lại cách phát triển nông nghiệp”

Theo TS Nguyễn Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, lâu nay, chỉ có nông dân và Nhà nước lọ mọ với nông nghiệp, tình trạng “giải cứu” liên tục xảy ra. Thế nhưng, hiện nhiều DN đã bắt đầu quan tâm đầu tư vào DN, đây chính là lực lượng “giải cứu” nông sản. Do đó, cần phải đẩy mạnh mối quan hệ DN - nông dân”.

“Cần tư duy lại cách phát triển nông nghiệp - nông thôn Việt Nam, không chỉ với lúa gạo mà với tất cả các sản phẩm khác: không chạy theo sản lượng và chỉ dựa vào “cặp” nhà nước - nông dân nữa. Phải nhìn nhận vấn đề thu hút DN vào nông nghiệp như thế nào, giải quyết vấn đề sở hữu đất đai, tích tụ, tập trung ruộng đất ra sao...”, ông Thiên nói.

Theo dự báo của IPSARD, năm 2017, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đứng trước những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm hơn so với năm 2016.

Về phía cầu, XK nông sản phải đối mặt với các rào cản thương mại ngày càng phức tạp và khắt khe, cạnh tranh gay gắt với các nước đang đẩy mạnh SX và XK nông sản trên các thị trường, giá cả nhiều mặt hàng nông sản vẫn chưa phục hồi, trong khi các thị trường phát triển dần bão hòa và tăng bảo hộ.

Về phía cung, tình trạng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường biển được dự báo tiếp tục ảnh hưởng tới SX nông nghiệp. Đồng thời, năng lực SX dư thừa của một số ngành hàng như chăn nuôi khiến những ngành này gặp nhiều rủi ro từ thị trường XK.   

Về dự báo thị trường quốc tế, TS Sergio René Araujo - Ensciso (FAO) cho rằng, năm  2017 và các năm tới đưa ra 6 xu hướng: Thứ nhất, tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn. Thứ hai, tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại so với thập kỷ trước. Thứ ba, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Thứ tư, giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn. Thứ năm, tăng trưởng năng suất sẽ là động lực chính cho SX cây lương thực và thức ăn chăn nuôi. Thứ sáu, tăng trưởng đa dạng theo hướng phát triển chăn nuôi và thủy sản.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khuyến cáo, ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy ngành nông nghiệp đi lên: tăng năng suất, chất lượng và xác định cơ cấu thị trường cho từng ngành hàng để từng bước xác định vị thế của từng ngành hàng nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu và ưu tiên nguồn lực phát triển.

Ông Lê Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội nhìn nhận các hiệp định thương mại (FTA) sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường XK nông sản nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn cao hơn về rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt của nông sản các nước…

Về triển vọng thị trường nông sản, ông Bình cho rằng thời gian tới, giá nông sản sẽ tương đối ổn định, không có cú sốc nào về giá. Do đó, Việt Nam nên tập trung vào nâng cao chất lượng, chế biến theo chiều sâu, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng là rau quả…


Theo: Văn Nguyễn/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập403
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại878,516
  • Tổng lượt truy cập92,052,245
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây