Học tập đạo đức HCM

Đổi thay ở một vùng chiêm trũng

Thứ bảy - 25/05/2013 02:43
Sau 5 năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng xã văn hóa và hơn 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), vùng chiêm trũng Định Hòa (Yên Định, Thanh Hóa) đã được công nhận "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
 
 
Sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa
 
Quyết tâm cao 
 
Ông Lê Văn Sướng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Định Hòa cho biết, là xã nông nghiệp, sản xuất lương thực là chính nên dễ bị tác động từ thiên tai. Mặc dù vậy, với quyết tâm trong việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng xã văn hóa, xây dựng NTM của Đảng bộ và nhân dân toàn xã, trong những năm qua Định Hòa đã đạt được những thành tựu đáng mừng. 
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 15,18%, riêng năm 2012, tăng trưởng đạt 17,62%; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ...Về các tiêu chí NTM, đến nay xã đã đạt được 15/19 tiêu chí. Theo ông Sướng, lộ trình đề ra là cuối năm 2014 cơ bản hoàn thành và năm 2015 hoàn thành nốt 4 tiêu chí này và giữ vững 19/19 tiêu chí NTM.
 
Ông Vũ Hùng Thơm, Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã cho rằng, để đạt được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc với quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo và của toàn dân. "Phong trào thi đua xây dựng xã văn hóa, xây dựng NTM rất phù hợp với thời cuộc, có lợi cho toàn dân, mà có lợi thì ai cũng vào cuộc”, ông Thơm nói.
 
Từ sản xuất manh mún, việc dồn điền, đổi thửa đã đem lại cho bà con nhiều lợi ích thiết thực. Dễ làm đất, dễ chăm bón, dễ thâm canh… dẫn đến nâng cao sản lượng cây trồng. Đến năm 2012, đã có 500ha luá thâm canh theo mô hình liên kết, 72 trang trại, gia trại; hàng chục ha đồng trũng được quy hoạch theo mô hình lúa, cá…
 
Chia sẻ những đổi thay trên quê hương, ông Phạm Quang Tiến, làng Mai Trung cho biết, làm nông bây giờ "nhàn tênh”, trước đây sản xuất manh mún, ruộng được chia nhỏ, dẫn đến khó làm đất, chăm bón, canh tác. Nay được dồn điền, đổi thửa, mỗi nhà chỉ còn vài ba nơi, từ khâu làm đất đến thu hoạch đều được cơ giới hóa, vừa giảm được sức lao động vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.
 
Giúp nhau làm giàu
 
Bên cạnh việc phổ biến kiến thức, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi cho người dân, một hoạt động khác khá hiệu quả trong việc giúp nhau làm kinh tế là tạo cho nhau nguồn vốn. Trong 5 năm qua, Mặt trận Tổ quốc xã đã huy động được hơn 120 triệu đồng, hỗ trợ được 96 lượt hộ nghèo sửa chữa, làm mới nhà ở và khắc phục khó khăn trong sản xuất; Hội Phụ nữ huy động được trên 432 triệu đồng, hỗ trợ cho 258 lượt hội viên; Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn thanh niên huy động được gần 400 triệu đồng, hỗ trợ 185 lượt hội viên đoàn viên để phát triển sản xuất.
 
Huyện Yên Định có 29 xã, thị trấn, đến năm 2013, toàn huyện đã có 6 xã và 01 thị trấn đạt danh hiệu xã văn hóa, trong đó có xã Định Hòa và xã Yên Tâm đạt danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
Bà  con làng Nhì II cho biết, nhờ có sự hỗ trợ về vốn của các đoàn thể cùng với sự nỗ lực cố gắng của các hộ gia đình nên nhiều hộ trong làng đã vượt qua được khó khăn, vươn lên làm giàu.
 
Cùng với việc hỗ trợ vốn, kiến thức sản xuất, chăn nuôi là tạo việc làm mới cho người lao động. Mặc dù con số còn khiêm tốn với 270 lao động được đào tạo các nghề thêu ren, móc sợi, mây tre đan từ năm 2008 đến nay nhưng đã giải quyết phần nào khó khăn. Những lao động có việc làm thường xuyên có thu nhập từ 600.000 đồng – 1,2 triệu đồng/người/tháng.
 
Với những nỗ lực đó, đến năm 2011, Yên Định đã có 8/8  làng đạt danh hiệu làng văn hóa các cấp, trong đó có 3 làng đạt danh hiệu làng  văn hóa cấp tỉnh. 9/9 thôn đều có nhà văn hóa khang trang, đầy đủ tiện nghi. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa hằng năm không ngừng tăng, từ 79% năm 2007 lên 87% năm 2012.
 
Để hoàn thành 04 tiêu chí NTM còn lại, ông Sướng cho biết, Đảng bộ và nhân dân xã Định Hòa đã đề ra lộ trình và kế hoạch cụ thể: mỗi năm giảm từ 2 – 3% hộ nghèo, huy động các nguồn lực để từng bước hoàn thiện về tiêu chí giao thông nông thôn, giải quyết triệt để vấn đề về môi trường và cơ cấu lao động hợp lý...
Phương Nguyên
Theo daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,810
  • Tổng lượt truy cập90,877,203
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây