Học tập đạo đức HCM

Dồn điền đổi thửa ở Cam Lâm

Thứ tư - 03/10/2012 20:39
Ngày 12/12/2008, Huyện ủy Cam Lâm (Khánh Hòa) ra Nghị quyết số 12 về việc vận động nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT), tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Sau gần 4 năm thực hiện, Cam Lâm đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

DĐĐT tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Do diện tích manh mún, thường xuyên bị khô hạn, nhiều thửa không có đường giao thông nên bao lâu nay, việc sản xuất, vận chuyển nông sản của nông dân Cam Lâm gặp nhiều khó khăn. Bà con cũng không thể đầu tư, thâm canh tăng năng suất cũng như áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên những mảnh ruộng bé bằng manh chiếu. Vì vậy, dù lao động vất vả nhưng thu nhập chẳng được là bao.

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện Cam Lâm đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác, các tiểu ban về công tác DĐĐT; triển khai kế hoạch, phương án thực hiện từ huyện đến cơ sở, nhằm tạo sự đồng thuận trong dân. Những giải pháp tiến hành như chọn vùng quy hoạch, chọn đơn vị làm điểm, phương pháp tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương DĐĐT, XDNTM đều có sự tham mưu tích cực của các cấp, ngành, đoàn thể.

Sự đồng thuận của nhân dân chính là tiền đề để Cam Lâm trở thành huyện điểm trong quá trình thực hiện DĐĐT và XDNTM sau này. Sau 4 năm triển khai DĐĐT, huyện đã giải quyết được vấn đề cơ bản, đó là nông dân được sản xuất trên những mảnh ruộng lớn, diện tích đất sản xuất của từng hộ đều gần đường giao thông và thủy lợi (ở vùng có thủy lợi); bước đầu khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún; tạo điều kiện cho bà con đầu tư vốn, kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Từ 2 xã điểm là Cam Thành Bắc và Cam An Bắc, 4 năm qua, Cam Lâm đã đẩy mạnh DĐĐT ở 8 xã trong huyện có quy mô cánh đồng từ 20ha trở lên với diện tích gần 180ha, 590 thửa (giảm 841 thửa); bình quân một thửa vùng mía là 1,1ha, vùng lúa 0,9ha. Tại vùng DĐĐT, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được nâng cấp và làm mới với 46 tuyến đường, tổng chiều dài 14km, mặt đường rộng 3-6m bằng bê-tông; xây mới 28 tuyến kênh mương nội đồng, tổng chiều dài 2,2km, bảo đảm các thửa ruộng đều tiếp giáp với đường giao thông, kênh mương, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, tưới tiêu và thu hoạch. Vùng DĐĐT được ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đầu tư giống mới có năng suất, chất lượng cao. Người dân đã đóng góp hơn 7.000m2 đất để xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn, công trình thủy lợi. Kết quả vụ thu hoạch đầu tiên, vùng sản xuất lúa xã Cam Thành Bắc đạt năng suất 65tạ/ha, cao hơn mức bình quân chung của huyện 9 tạ/ha; vùng mía Cam An Bắc trồng đại trà giống mía mới K 84 - 200, năng suất đạt 75 tấn/ha, tăng 38 tấn/ha so với bình quân ở các địa phương lân cận.

Đại diện UBND xã Cam Thành Bắc cho biết: Trước đây, người dân trồng lúa trên diện tích manh mún, mỗi năm chỉ sản xuất 1-2 vụ, năng suất 5 tấn/ha. Đến nay, nhờ DĐĐT, việc công tác chăm sóc, tưới tiêu, đưa cơ giới hóa vào sản xuất trở nên thuận lợi; trên cùng một diện tích, bà con đã nâng được 3 vụ/năm, năng suất đạt 6-7 tấn/ha.

Hộ ông Lê Chí Sỹ ở xã Cam An Bắc có 16 thửa (2 ha) trồng mía, sau khi DĐĐT chỉ còn 2 thửa nên việc chăm sóc hết sức thuận lợi, năng suất tăng lên rõ rệt, từ 35 tấn lên đến 60 tấn mía/ha.

Tuy DĐĐT không phải là chương trình mới, song là địa phương làm điểm để triển khai nhân rộng ra toàn tỉnh nên chính quyền huyện Cam Lâm không tránh khỏi sự lúng túng trong công tác vận động nông dân đổi ruộng, huy động các nguồn lực, cách thức tổ chức, quản lý, tiêu thụ nông sản… Nhiều ý kiến cho rằng, DĐĐT là giải pháp để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, nếu không có phương án sản xuất hiệu quả, đầu ra bấp bênh thì kết quả mang lại sẽ thấp và không khuyến khích được bà con tham gia chương trình.

Từ thực tế triển khai ở địa phương, đại diện huyện Cam Lâm cho rằng, muốn DĐĐT thành công thì cán bộ trực tiếp điều hành phải có năng lực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân để tạo sự đồng thuận trong cộng đồng, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích để chính quyền các cấp thực hiện.

Thái Hồng Quang

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay63,257
  • Tháng hiện tại859,955
  • Tổng lượt truy cập90,923,348
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây