Học tập đạo đức HCM

Đông Hưng: Đổi thay từ nông thôn mới

Thứ hai - 05/03/2018 22:18
Tết này, những ai đi xa trở về sẽ cảm nhận rõ sự đổi thay của quê hương Đông Hưng anh hùng. Tất cả có được từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM).

Sản xuất rau hàng hóa là hướng đi mới của nông dân An Châu (Đông Hưng).

Những đổi thay tích cực

Những ngày cuối cùng của năm 2017, trong khu chuyển đổi của xã Hoa Lư, ông Khương Văn Hiểu, chủ trang trại tổng hợp rộng trên 10.000m2 tranh thủ kéo nốt những mẻ cá cuối cùng để kịp xuất bán. 

Ông Hiểu cho biết: Trang trại của tôi nằm ở xứ đồng có chất đất xấu nhất xã, trước đây cấy lúa bấp bênh. Sau khi xã quy hoạch, tôi xung phong nhận ruộng xấu để đào ao nuôi cá, tôn vườn trồng hòe, đinh lăng, cây ăn quả, xây chuồng nuôi bò sinh sản và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Vụ cá này, gia đình tôi thu hàng chục triệu đồng. Năm nay, cùng với cá, bò, cây ăn quả, cây dược liệu đem về cho gia đình tôi nguồn thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ông Hiểu chỉ là một trong rất nhiều gia đình đã vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trang trại, vùng nuôi trồng tập trung, cánh đồng lớn ở Đông Hưng... Đến nay, toàn huyện xây dựng được 31 cánh đồng lớn với tổng diện tích trên 1.400ha và mô hình cánh đồng 4 vụ/năm ở 5 xã với tổng diện tích 72,82ha, thu hút hàng nghìn hộ nông dân tham gia, cho hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần sản xuất truyền thống. 

Đồng chí Hoàng Đức Kiếm, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Những nông dân dám nghĩ, dám làm, tiên phong đổi mới, sáng tạo, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới năng suất, chất lượng vào sản xuất, ý thức cộng đồng cao... chính là những con người mới ở vùng nông thôn mới.

Từ xã Trọng Quan được tỉnh chọn làm điểm, đến nay, sau 7 năm xây dựng NTM, Đông Hưng đã có 26 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn. Đây là kết quả rất đáng tự hào về một chương trình hướng đến cuộc sống sung túc của người dân nông thôn. Những con đường nắng bụi, mưa lầy ngày nào nay được trải nhựa, bê tông hóa chắc bền; kênh, mương nội đồng nhiều nơi được kiên cố hóa, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của người dân; điện, đường, trường, trạm, chợ, nhà văn hóa... được tập trung đầu tư, xây mới khang trang, hiện đại. Tất cả có được là từ sự hỗ trợ của tỉnh, sự chung tay của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người dân. Từ năm 2009 đến nay, toàn huyện đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó nguồn vốn nhân dân đóng góp chiếm 40 - 50%. Những gương sáng hiến đất làm đường, doanh nghiệp đồng hành xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội trong toàn huyện đã tạo nên những công trình của ý Đảng lòng dân.

Cùng những đổi thay từ cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân nông thôn được nâng cao, giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường cũng có những thay đổi tích cực. Phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan, gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh và ngày càng đa dạng; nghệ thuật múa rối nước làng Nguyễn và hát chèo làng Khuốc vẫn được giữ gìn, phát huy. Đến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch toàn huyện đạt 72%; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đạt trên 87%.

Tạo đà cho năm mới

Năm 2017 khép lại, Đông Hưng có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM và 2 xã Hoa Lư, Hợp Tiến đạt 19/19 tiêu chí. Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm 2018, huyện sẽ chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí, giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản, nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và dồn lực cho 4 xã phấn đấu về đích NTM trong năm 2018. Đối với các xã còn lại, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng; ưu tiên chỉ đạo hoàn thành các tiêu chí môi trường, chợ nông thôn, an ninh trật tự và xây dựng hệ thống chính trị. 

Năm 2018, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn sẽ là lĩnh vực được Đông Hưng tập trung đầu tư. Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi sẽ được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn. Cơ giới hóa được khuyến khích đẩy mạnh, mở rộng mô hình cánh đồng mẫu và mô hình 4 vụ/năm gắn với tích tụ ruộng đất. Giữ vững và phát triển số lượng, nâng cao chất lượng các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là tại các cụm công nghiệp; duy trì và phát triển hoạt động của các làng nghề, cơ sở sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã làm đổi thay những làng quê của huyện Đông Hưng, làm cho nông thôn như được thay áo mới, rực rỡ hơn khi tết đến, xuân về.

Ông Phạm Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã Phú Châu (Đông Hưng)
 
Từ phong trào xây dựng NTM, nhân dân trong xã đã đóng góp hàng chục tỷ đồng cùng với nguồn xi măng hỗ trợ của tỉnh bê tông hóa toàn bộ hệ thống giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng; nâng cấp, xây mới các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa các thôn, đài liệt sĩ... Nhân dân cũng tích cực tham gia dồn điền đổi thửa, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; hưởng ứng và tham gia xây dựng 4 cánh đồng lớn, 1 khu chăn nuôi tập trung để nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích canh tác; đồng thời, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...
Ông Trần Quang Hoạch, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Đông Động (Đông Hưng)

Xây dựng NTM, mọi người sống có trách nhiệm với cộng đồng hơn, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ công nghệ vào, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, cán bộ, hội viên người cao tuổi toàn xã đã hiến trên 2.300m2 đất làm giao thông thủy lợi nội đồng và làm đường giao thông nông thôn; ủng hộ gần 500 triệu đồng và gần 700 ngày công lao động xây dựng NTM. Phần lớn người cao tuổi còn sức khỏe vẫn tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế của xã.
Bà Nguyễn Thị Chanh, xã An Châu (Đông Hưng)

An Châu từng nổi tiếng là xã nội đồng nghèo nhất huyện nhưng từ khi người dân cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đoàn kết xây dựng thành công NTM, đời sống bà con đã được nâng cao, diện mạo nông thôn cũng đổi thay đáng mừng. Từ chỗ sản xuất nông nghiệp mạnh ai nhà đấy làm, đến nay, các hộ đã tham gia sản xuất theo cánh đồng lớn, cánh đồng 4 vụ/năm, trở thành điển hình trồng cây màu vụ đông của huyện với những cánh đồng rau xanh ngút ngàn, thu nhập gấp 3 - 4 lần trước kia. Con cháu được học trong những ngôi trường khang trang. Đi từ đầu làng đến cuối làng đường đã được bê tông hóa chắc bền, khang trang, sạch đẹp.

Hiếu Nghĩa/baothaibinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập459
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm453
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,061
  • Tổng lượt truy cập90,866,454
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây