Giờ đây, ngoài làm ruộng, bà con còn tổ chức học thêm nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp như thêu ren, đan lát; du nhập thêm nhiều nghề khác như xây dựng cơ bản, mộc, cơ khí, khai thác vật liệu xây dựng… Với những cố gắng và nỗ lực vượt trội, năm 2005, làng Định Cư (gồm 2 thôn Định Cư Đông và Định Cư Tây) đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề thêu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, việc tiêu thụ mặt hàng thêu ren có phần chững lại, nhưng Đông Trà đã tiếp nhận nhiều nghề mới, trong đó có nghề móc sợi, góp phần tạo việc làm cho 500 - 700 phụ nữ ở độ tuổi trung niên.
Hiện, trên địa bàn xã Đông Trà có 3 tổ sản xuất, trong đó, tổ sản xuất của bà Vũ Thị Thuý tạo việc làm cho 400 lao động trong và ngoài xã; tổ sản xuất của bà Đặng Thị Ngọt tạo việc làm cho 200 lao động nữ và tổ sản xuất của bà Phạm Thị Lượt thu hút gần 50 lao động.
Đông Trà còn tiếp thu nghề cơ khí dành cho nam giới với 9 tổ sản xuất, thu hút gần 400 lao động. Đông nhất là tổ cơ khí của ông Khiêm, ông Kiên (thôn Phụ Thành); ông Chuyển, ông Lục (thôn Định Cư Đông). Sản phẩm chính của các tổ cơ khí là các loại cửa hoa, cửa xếp, khung nhà mái tôn. Ngoài ra, xã còn có 10 tổ thợ nề, thu hút hàng trăm lao động, trong đó tổ sản xuất của ông Hựu, ông Kỷ, ông Đương, ông Ngải, ông Bồng,... hàng năm đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng/tổ.
Với lợi thế ven sông Trà, những năm gần đây, trên địa bàn xã còn hình thành, phát triển một số doanh nghiệp và tổ hợp sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong đó, nổi bật là doanh nghiệp tư nhân vật liệu xây dựng của ông Nguyễn Văn Thăng; cơ sở của ông Phạm Văn Nhờ, Nguyễn Văn Tãi. Giá trị sản xuất của các đơn vị sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng ở Đông Trà đạt bình quân từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 100 lao động.
Ngoài các nghề trên, Đông Trà còn hình thành một số nghề khác như chế biến nông sản (30 hộ), 31 hộ chuyên đánh bắt, khai thác thuỷ - hải sản ven bờ, một tổ máy may công nghiệp…
Nhờ sự năng động, nhạy bén của cả cấp ủy, chính quyền và người dân mà cuộc sống của người dân Đông Trà được cải thiện đáng kể. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp toàn xã đạt hơn 11 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến nay, nghề và làng nghề của Đông Trà tiếp tục duy trì và phát triển, góp phần đưa thu nhập bình quân toàn xã lên mức 25 triệu đồng/người/năm, góp phần đẩy nhanh tiến độ XDNTM. Hết năm 2013, Đông Trà đã đạt 14/19 tiêu chí.
Theo nhiều người dân, có được kết quả này là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cán bộ, chính quyền địa phương. Đông Trà là một trong những xã duy trì tốt hoạt động của cán bộ khuyến công, từ đó nhanh chóng tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn cho các hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh. UBND xã luôn tạo điều kiện, giúp các cơ sở hoàn thành thủ tục được công nhận doanh nghiệp, tổ sản xuất, tạo cơ chế để phát triển.
Nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu XDNTM, tổ khuyến công xã Đông Trà đã xây dựng nhiều giải pháp giúp UBND xã chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề, như duy trì sản xuất - kinh doanh của các tổ sản xuất. Đề nghị xã chỉ đạo các đoàn thể quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất - kinh doanh vay vốn với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, đề nghị cấp uỷ, chính quyền tạo điều kiện mở rộng hơn nữa các nghề thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ; nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ - hải sản… để trong tương lai Đông Trà trở thành xã đa nghề.
Phan Lợi
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã