Các ý kiến thảo luận thống nhất cho rằng, về cơ bản, nội dung của Dự thảo luật đã thể hiện tương đối bao quát các vấn đề liên quan đến quản lý nợ công, các quy định về cơ bản phù hợp thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu đặt ra, với tính chất là luật điều chỉnh nội dung phức tạp, liên quan trực tiếp đến việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực, đến an ninh tài chính quốc gia, thì còn một số vấn đề cần được tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga băn khoăn về việc các kỳ họp Quốc hội cho đến gần đây vẫn đánh giá là nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn rất lớn và nợ Chính phủ cao. “Luật này có giải quyết được bất cập của thực trạng hiện hành không? Chúng tôi cũng đề nghị cho chúng tôi biết, từ khi có Luật vào năm 2009 đến nay, đúng ra phải hạn chế được tình trạng nợ công tăng nhanh. Vậy cái gì đã làm cho thực trạng nợ công tăng nhanh như thế? Cái này do tổ chức thực hiện luật hay do bản thân luật của chúng ta có vấn đề?", bà Nga hỏi.
Cùng chung băn khoăn này, một số ý kiến đặt câu hỏi: Việc nợ công tăng nhanh từ khi có luật đến nay có một phần nguyên nhân do cách tính nợ công trong Luật hiện hành hay không? Về vấn đề này, Dự thảo Luật sửa đổi quy định phạm vi nợ công theo hướng vẫn giữ nguyên như Luật hiện hành. Theo đó, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
Đa số ý kiến đồng tình với quy định này, cho rằng không tính vào nợ công các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ và khoản nợ tự vay tự trả của DNNN. Trong trường hợp DN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.
Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng: Nguyên nhân nợ công tăng nhanh trong thời gian qua trước hết là do điều hành và do ảnh hưởng của kinh tế thế giới. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thì chi cho an sinh xã hội, cho cho đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông vẫn tăng.
Còn về nợ của DNNN, Bộ trưởng khẳng định: Không chuyển nợ DN thành nợ của Nhà nước. Trên thực tế, hầu hết các nước đều không tính nợ của DNNN vào nợ công, bao gồm các nước phát triển, các nước trong Liên minh châu Âu (EU), hầu hết các nước ASEAN. Chỉ 4 nước là Thái Lan, Serbia, Philippines, Slovakia có tính các khoản nợ của DNNN vào nợ công nhưnng chỉ bao gồm DN hoạt động công ích, gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao.
DCC
http://thoibaonganhang.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã