Anh Lê Duy, một nông dân trồng bưởi và vải ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được các tải khoản trên mạng biết đến nhiều vì anh thích chia sẻ kinh nghiệm làm vườn. Từ cái đầu vòi tưới nước, đến cái bát cắt cỏ, hay cách chăm sóc cây đều được anh tung lên facebook với những chỉ dẫn tận tình. Bạn bè của anh có cả nghìn nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc.
Bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc đã biết lên mạng bán hàng. Nhờ vậy mà công việc làm ăn của những người quan tâm tới mạng xã hội được thuận lợi hơn.
Ngày ngày, sau những giờ vất vả ngoài vườn, anh lại lên mạng để giao lưu, chia sẻ với mọi người. “Từ ngày biết facebook, tôi thấy đời làm nông dân của mình bước sang trang mới. Các công nghệ, giống, phân bón… tôi đều cập nhật được. Vui hơn cả là mình quảng cáo bán hàng mà không mất tiền”, anh Duy chia sẻ.
Các mặt hàng đều được bà con nông dân tung facebook để bán.
Sau nhiều năm làm vườn, anh Duy đã cải biên được cái bát cắt cỏ, thay vì cắt bằng lưỡi dao, anh làm bát cước. Việc này vừa tiết kiệm được tiền lại đỡ nguy hiểm cho người dùng máy phát cỏ. Video được đăng tải, nông dân trên cả nước đặt hàng ầm ầm, anh không làm kịp hàng để bán.
Lướt qua các diễn đàn, các trang facebook các nhân cũng đủ biết bà con nông dân cũng đã kịp bắt nhịp với "thế giới phẳng". Từ bán con gà, con vịt, quả cam, quả quýt… tất tần tật các thứ được chụp ảnh đăng lên facebook. Nhờ đó mà người mua và người bán gặp nhau dễ dàng. Như anh Nguyễn Lâm ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã rất thành công trong việc bán giống bưởi Soi Hà. Trước đây, chỉ người nào nghe tiếng biết thì tìm đến mua giống. Từ ngày anh tung lên mạng xã hội về giống bưởi quý này, anh bán hàng đắt như tôm tươi. Có năm bán cả vạn cây giống.
Anh Lê Duy vừa chia sẻ cách tưới cây vừa bán hàng trên mạng.
Cái thời thương lái ém thông tin ép giá nông dân đã không còn đất sống với những lão nông ngày ngày lên mạng tìm kiếm thông tin. Qua mạng họ có thể giao lưu với nhiều đồng nghiệp trên cả nước. Thị trường giá cả biến động như thế nào họ có thể biết được sau một cú nhấp chuột máy tính. Anh Trần Văn Cường ở huyện Cao Phong, còn thành lập hẳn một Hội trồng cây có múi cam canh Cao Phong. Hội thu hút cả nghìn lượt người theo dõi. Nhất cử, nhất động, kĩ thuật chăm sóc cam đều được mọi người chia sẻ lên đây.
Công nghệ mạng đã làm thay đổi tư duy bán hàng của bà con nông dân. Kênh bán hàng đã được mở rộng hơn và không bị tư thương ép giá. Mạng là kênh để bà con nông dân kết nối với người tiêu dùng nhiều hơn.
Mạng cũng là nơi bà con nông dân chia sẻ kinh nghiệm. Những bức hình, những clip video mặc dù chưa chuẩn, chưa đẹp, nhưng các lão nông đã cơ bản thay đổi tư duy về cách làm ăn thời hiện đại. Ngồi nhà họ có thể kết nối với mọi miền.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã