Học tập đạo đức HCM

Giải cứu nông sản và trả nợ nông dân

Thứ bảy - 02/05/2015 11:29
Thị trường nông sản gần đây liên tục phát ra thông tin ảm đạm. Dưa hấu miền Trung, hành tím Sóc Trăng tắc đầu ra. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất thế giới...
 
 

Gạo ùn ứ ở các cửa khẩu phía Bắc. Giá tôm các loại, cá tra tụt dốc.

Nông dân bỏ hành tây ngay trên ruộng - Ảnh: Mai Vinh

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước trong quý 1-2015 giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất trong vòng năm năm gần đây.

Ngành chăn nuôi trong nước đang chịu áp lực lớn trước nhiều sản phẩm ngoại nhập cùng loại, tạo ra cảnh “bò cười, người khóc”. Trong khi hoa kiểng Đà Lạt xuất khẩu, tiêu thụ trong nước khó khăn thì nhiều nơi ồ ạt nhập hoa kiểng ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan.

Nông nghiệp là thế mạnh của nước ta, được xác định trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng “chiếc bánh nông sản” vẫn khó dùng ngay trên quê hương mình.

Làm gì trước thách thức cạnh tranh khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào ngày 31-12-2015, nông sản nước ta chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng khi hội nhập toàn diện, gia nhập TPP?

Để giải cứu nông sản, nhiều hoạt động mang tính nhân văn được phát động, hệ thống chính trị nhiều nơi vào cuộc. Cán bộ công chức Bộ Công thương đi bán dưa giúp nông dân. UBND tỉnh Quảng Ngãi họp khẩn, chỉ đạo các sở ngành tiếp sức tiêu thụ một lượng lớn dưa hấu tắc đầu ra.

Nhiều thanh niên trở thành “hiệp sĩ giải cứu dưa hấu”. Ở Sóc Trăng, Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các siêu thị cùng tham gia cuộc vận động lớn “Hành tím nghĩa tình”.

Không phải bây giờ, mà “tín hiệu trục trặc” của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ nhiều năm qua với điệp khúc nông sản “trúng mùa mất giá”.

Nông nghiệp, nông dân gặp khó như hiện nay đã được phản ánh, nhận diện chủ yếu do ba nguyên nhân.

Một là, thời kỳ “hái trái ở cành thấp” trong sản xuất nông nghiệp với khai thác tài nguyên sẵn có là chủ yếu đang đi qua, nông sản ngày càng chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt.

Hai là, những yếu kém nội tại của ngành, đặc biệt thiếu tư duy đổi mới trong nông nghiệp - vốn được ca tụng một thời, đang chậm lại, không thấy những đột phá mới như thời của “khoán 10, khoán 100”.

Ba là, kênh tiêu thụ, phân phối, phân khúc thị trường nông sản gặp “vấn đề”. Nhìn tổng thể, các chuỗi giá trị nông sản: lúa gạo, rau màu, trái cây, thủy sản đang “bị chặt ra” thành nhiều khúc mà phần thiệt thòi nhiều nhất đang thuộc về nông dân.

Để tạo ra nhiều giá trị, lợi nhuận hợp lý cho nông dân để họ có thể sống được với nghề, làm giàu được bằng nghề nông; phải chuyển được từ “quyết tâm chính trị”, vận động phong trào, hô hào cứu giúp sang giải “bài toán kinh tế”.

Bộ Chính trị vừa có kết luận tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, ghi nhận kết quả nhưng cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại, yếu kém; trong đó có vấn đề tư duy, nhận thức, cách làm, xác định từng phân khúc thị trường, kết nối cung - cầu.

Chiến lược người Việt dùng hàng Việt sẽ thành công hơn nữa nếu Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nội những việc thiết thực hơn là phong trào.

Hành động nghĩa tình giúp dân “mua dưa, mua hành” là cần thiết trong cơn nguy cấp, nhưng quan trọng hơn vẫn là cần sự vào cuộc và phối hợp của nhiều bộ ngành, địa phương liên quan, các giải pháp phải đồng bộ, từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh từng mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Đó là cách “trả nợ nông dân” sòng phẳng và bền vững, lâu dài.

TRẦN HỮU HIỆP
Theo tuoitre.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay16,900
  • Tháng hiện tại200,484
  • Tổng lượt truy cập101,960,027
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây