Nhiều sáng kiến, mô hình hay được hình thành đã góp phần thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển, như mô hình “Đoạn đường xanh - sạch - đẹp” trải rộng ở 116/119 thôn do các chi hội, đoàn thể địa phương phụ trách; mô hình “Thôn kiểu mẫu nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020 phát động điểm ở 17 thôn đăng ký thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Bộ tiêu chí, đến nay, đã có 3 thôn được xét công nhận đạt chuẩn gồm: Trà Kiểm (xã Hòa Phước), Phú Sơn 1 (xã Hòa Khương), Phước Hưng Nam (xã Hòa Nhơn). Các mô hình “Phân loại rác tại nguồn” ở xã Hòa Nhơn; “Bao rác nghĩa tình gây quỹ bảo vệ môi trường hỗ trợ người nghèo” ở xã Hòa Ninh; “Đặt bi giếng thu gom chai lọ thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng” của Hội Nông dân huyện; “Đội thanh niên tình nguyện xử lý các điểm nóng về môi trường” của Đoàn TN 11 xã; “Câu lạc bộ môi trường” của Hội Cựu chiến binh huyện tiếp tục phát huy hiệu quả... Trong đó, nổi bật là mô hình “Thôn không rác”, từ 5 thôn được chọn làm điểm năm 2012, đến nay đã nhân rộng đến 111 thôn. Anh Lê Văn Dũng - Trưởng thôn Phú Sơn 1 (xã Hòa Khương) cho biết: “Trước đây, lượng rác thải hàng ngày được người dân tự thu gom và tự tìm chỗ đổ, chỗ nào có đất trống là người dân mang đến đổ, phổ biến nhất là tình trạng xả rác xuống khu vực kênh, mương, thậm chí ngay trong vườn nhà mình. Vì vậy, khi triển khai thực hiện mô hình “Thôn không rác”, cán bộ, nhân dân trong thôn đã quyết tâm tìm giải pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường, làm cho thôn xóm thêm sạch đẹp”... Thấy được lợi ích thiết thực của phong trào, nhiều gia đình đã tự nguyện đăng ký và vận động mọi người cùng tham gia. Từ xã này đến xã khác, thôn này sang thôn khác, phong trào ngày càng lan tỏa sâu rộng và nhận được sự đồng tình rất cao của nhân dân.
Xã Hòa Ninh tổ chức thu gom rác thải ở địa bàn vùng sâu. |
Qua 5 năm thực hiện, phong trào “Ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp” đã mang đến một diện mạo mới cho nông thôn Hòa Vang. Đó là sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của người dân khi nhà nhà hăng say tăng gia sản xuất, chung tay phát triển kinh tế địa phương. Cùng với đó, đời sống sinh hoạt của bà con có nhiều cải thiện đáng kể do một số tập quán, thói quen không tốt dần được loại bỏ. Thông qua các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt thường kỳ ở thôn, xóm từ việc xây dựng đến thực hiện các quy ước, hương ước văn hóa bảo vệ môi trường mang tính tự quản đều được nhân dân các địa phương cam kết lấy phương châm vận động, tự giác tham gia thực hiện là chính, tạo dư luận ủng hộ cái mới, cái tiến bộ phù hợp với phong trào; đồng thời phê phán những hành vi xấu làm tổn hại đến cảnh quan môi trường... Năm 2017, Hòa Vang tiếp tục lấy hộ gia đình làm nền tảng, lấy tuyến đường làm cơ sở, khu vực công cộng thuộc phong trào, chú trọng vai trò của Ban nhân dân thôn, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội đoàn thể thôn, khu dân cư trong việc thực hiện phong trào và tham gia giám sát chất lượng về dịch vụ vệ sinh môi trường, công tác thu gom, vận chuyển rác thải để hướng đến mục tiêu gìn giữ bền vững các tiêu chí của Huyện nông thôn mới.
Thật vậy, nhờ gắn nội dung Chỉ thị 43 của Thành ủy về “Năm Văn hóa, văn minh đô thị” với việc thực hiện tốt tiêu chí môi trường thông qua duy trì hiệu quả phong trào “Ngày chủ nhật xanh- sạch- đẹp”, đến nay Hòa Vang đã xóa nhiều điểm nóng môi trường, cảnh quan nông thôn ngày càng thêm khởi sắc.
Vy Hậu/cand.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã