Trước những câu hỏi dồn dập của các starup “Làm sao bán hàng cho Nhật?”, anh Thuận đặt ngược vấn đề: “Các bạn có sản phẩm chưa? Nông dân cứ nghĩ phải biết khách hàng cần cây gì, con gì mới sản xuất, nhưng thực tế phải có sản phẩm trước mới chào bán cho khách hàng được. Bạn không thể đi chào bán với khách hàng mà nói tôi sắp sản xuất cây này, con kia”.
Trong trang trại chuối của Công ty Huy Long An
Theo anh Thuận, trước khi Công ty Huy Long An xuất chuối sang Nhật Bản, anh đã tìm hiểu rất kỹ về trái chuối ở thị trường này. Phải mất 6 tháng để đưa trái chuối lên kệ trong siêu thị ở Nhật. Và mất thêm 1 năm rưỡi để chỉnh sửa chất lượng, mẫu mã trái chuối mới đứng vững ở thị trường này.
Cũng theo anh Thuận, khi chọn lựa trái chuối xuất đi Nhật Bản, Công ty Huy Long An biết rằng nước sở tại không thể dùng rào cản kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, bởi trái chuối xuất lúc còn xanh sang Nhật mới dùng kỹ thuật “ủ” cho chín nên không bị côn trùng tấn công khi còn xanh.
Vả lại, không thể sản xuất trái có múi hay sản xuất gạo bán sang thị trường Nhật vào thời điểm này.
“Thị trường Nhật Bản xem trọng văn hóa tiêu thụ. Họ không đưa ra tiêu chí chất lượng gì cả. Họ sẽ sang kiểm tra quy trình sản xuất tận nơi. Nếu vậy, các bạn phải có sản phẩm trước. Phải cho họ xem bạn sản xuất ra sao, chất lượng sản phẩm thế nào?”, anh nói.
AnhThuận cũng cho rằng, kinh nghiệm cho thấy, nếu là nhà tiêu thụ thật sự thì khi tiếp chuyện, họ sẽ đưa ra những nhu cầu tiêu chuẩn sản phẩm. Khi sản xuất sẽ kéo theo rất nhiều khâu, nếu đổ vỡ sẽ rất tốn kém. Vì thế nông dân phải kiểm tra thông tin từ nhà tiêu thụ cho chính xác, như: họ đang bán gì, thị trường của họ vận hành ra sao?...
"Như tôi đi bán chuối, giờ nghe điện thoại sẽ biết là "cò" hay nhà tiêu thụ", anh thổ lộ.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch AFT nhận định, Nhật Bản là thị trường khó tính. Gần đây Nhật Bản đưa ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn với sản phẩm nhập. Nếu muốn vào thị trường Nhật Bản, nông dân phải biết họ cần tiêu chuẩn gì để đáp ứng.
“Không chỉ chuối, nhiều loại rau ở VN cũng có thể xuất sang Nhật. Vấn đề chất lượng phải ưu tiên hàng đầu, nhất là độ tươi”, bà cho biết.
Tiểu nông liệu có chỗ đứng trong việc xuất hàng ra thị trường thế giới?
Giáo sư Phan Văn Trường, chuyên gia thương mại quốc tế, cũng cho rằng các starup sản xuất sản phẩm phải có đặc trưng, sắc thái riêng chứ không thể cứ chăm chăm vào tiêu chuẩn.
Nhiều starup cũng đề cập đến dùng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất đi nước ngoài.
Ông Trần Minh Chí – CEO Công ty Nông sản bền vững Sinh Lộc cho rằng, áp dụng công nghệ cao phải đi liền lợi nhuận cao. Không nhất thiết phải đầu tư công nghệ, nếu làm đúng quy trình: giống, phân bón… với 1.000m2 nông dân vẫn thu hoạch 7 - 8 tấn dưa leo, chứ không phải 3 – 4 tấn như hiện nay.
Ông Chí đánh giá, để áp dụng công nghệ cao thành công mấu chốt là ở con người. Các thành viên trong trang trại phải liên tục cập nhật kiến thức để xử lý quy trình sản xuất.
Hiện, công ty đang liên kết với nông dân sản xuất nông sản công nghệ cao với hơn 100ha.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hồng Đăng Khoa, CEO Công ty Giải pháp công nghệ cao Nhà Nguyễn cũng cho rằng, nếu có thể đứng trực tiếp quản lý trang trại, tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu ty sẽ hạn chế thấp nhất.
Theo: Trần Đáng/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã