Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Tập trung xây dựng NTM, phát triển làng nghề

Chủ nhật - 27/01/2013 04:18
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới (NTM), tập trung phát triển các làng nghề, nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX), tăng cường đào tạo nghề... là những nhiệm vụ trọng tâm của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội) trong năm 2013.

 

Mũi nhọn là dồn điền đổi thửa và xây dựng NTM

Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn (PTNT) Hà Nội, trong năm 2012 mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, song đơn vị này vẫn tổ chức được 22 lớp tập huấn cho 1.320 cán hộ HTX; thành lập mới 20 HTX; mở 16 lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý và kinh tế thị trường cho 960 chủ trang trại...

Đặc biệt, Chi cục đã triển khai tốt Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống nông dân". Đồng thời, tổ chức hướng dẫn 401 xã về công tác quy hoạch, dồn điền đổi thửa (DĐĐT)...

Người dân xã Tây Tựu (Từ Liêm) sửa đường xây dựng NTM.

Ông Đặng Viết Xuân - Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ chia sẻ: "Đến nay, huyện đã có 30/30 xã hoàn thành đồ án quy hoạch và phê duyệt xong phương án DĐĐT, đã có 21 xã DĐĐT xong và bắt đầu làm kênh mương thủy lợi, với khối lượng đào đắp khoảng 35 triệu m3 đất, đá... Tùy vào từng thôn, xã, có nơi chúng tôi "bung" tất ra chia lại và có hộ sẽ phải nhận đất của thôn khác, còn lại chủ yếu vẫn đất thôn nào chia ở thôn đó". Theo ông Xuân, để đạt được kết quả này, ngay từ đầu, huyện đã coi việc DĐĐT là nhiệm vụ cấp bách để phát triển kinh tế, chúng tôi đã xây dựng riêng một nghị quyết về DĐĐT... nên khi triển khai rất thuận tiện".

Về xây dựng NTM, sau 3 năm triển khai, Hà Nội đã có 19/19 huyện lập xong đề án xây dựng NTM cấp huyện, 100% xã đã lập đề án của xã và tổ chức lập quy hoạch xây dựng NTM. Kết quả xây dựng NTM của TP.Hà Nội cũng có nhiều nét nổi bật với 161/401 xã cơ bản đạt 10 - 19 tiêu chí, trong đó 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, 62 xã cơ bản đạt 14 - 18 tiêu chí, 87 xã cơ bản đạt 10 - 13 tiêu chí... Tuy nhiên, hiện một số địa phương đang gặp khó khăn ở một số tiêu chí. Về vấn đề này, ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) cho biết: "Chính phủ đang tiến hành sửa 5 tiêu chí như: Thu nhập; cơ cấu lao động, chợ... để phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của từng địa phương trong xây dựng NTM. Song sửa đổi này vẫn nhằm mục đích chính là nhằm làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân".

Tập trung phát triển làng nghề

Một trong những "điểm nhấn" của Hà Nội là các làng nghề, tuy năm 2012 có gặp nhiều khó khăn, song nhìn chung các làng nghề vẫn đứng vững. Song theo TS Hoàng Thanh Vân - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, hầu hết các làng nghề chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có của nó, bên cạnh đó công tác đào tạo nghề còn dàn trải, chưa thực sự mang lại hiệu quả.

Ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục PTNT Hà Nội cho biết, hiện Chi cục đã đề xuất UBND TP. Hà Nội, Sở NNPTNT sớm phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế trang trại; triển khai 2 dự án tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng do sạt lở bờ sông Hồng thuộc 2 xã Cổ Đô và Phong Vân (Ba Vì) và dự án tái định cư cho 500 hộ dân nằm ngoài đê sông Hồng thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây sớm ổn định đời sống.

"Hiện có rất nhiều làng nghề đang phát triển rất tốt, nhưng trong năm qua việc đánh giá các làng nghề còn hời hợt, chưa sát, chưa làm rõ được đâu là những làng nghề có tiềm năng, cần đầu tư phát triển, nên chưa phát huy được thế mạnh của các làng nghề. Bên cạnh đó, việc dạy nghề còn yếu, chưa xác định được thế mạnh nghề của từng địa phương, do đó số lao động sau khi đào tạo sống được với nghề chưa cao" - ông Vân nói.

Do vậy, ông Vân cho rằng, trong năm 2013, Chi cục PTNT phải đánh giá một cách chính xác các làng nghề và chỉ đào tạo những nghề có thế mạnh trong đề án dạy nghề. Cụ thể, đề nghị Chi cục tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, từng bước hình thành các nhóm cùng sở thích, tổ hợp tác, tiến tới thành lập các HTX.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập434
  • Hôm nay48,812
  • Tháng hiện tại753,925
  • Tổng lượt truy cập90,817,318
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây