Học tập đạo đức HCM

Hạ tầng khởi nghiệp: Yếu tố then chốt của quốc gia khởi nghiệp

Thứ năm - 02/02/2017 20:11
Năm 2017 sẽ là năm bản lề quyết định Việt Nam có trở thành quốc gia đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hay không.

Quốc gia khởi nghiệp Việt Nam chỉ có thể thành công khi hai yếu tố Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp và Hạ Tầng Khởi Nghiệp tương tác với nhau chặt chẽ theo mối quan hệ cộng sinh. Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đã tạo ra và cấu thành Hạ Tầng Khởi Nghiệp. Các thành phần Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp như vườn ươm, quỹ đầu tư, trường đại học có mục tiêu hoạt động cùng nhau  kiến tạo Hạ Tầng Khởi Nghiệp.

Hạ tầng chính là yếu tố then chốt tạo nên thành công của quốc gia khởi nghiệp (Ảnh minh họa:KT)

Mỗi thành phần Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đều đóng góp ít nhiều vào các thành phần Hạ Tầng Khởi  Nghiệp. Đáp trả lại, Hạ Tầng Khởi Nghiệp chính là đầu vào của Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp. Sau đây là một số chia sẻ chúng ta sử dụng Hạ Tầng Khởi Nghiệp như thế nào nhằm biến Việt Nam trở thành Quốc Gia Khởi Nghiệp

Nhạc trưởng và bản kế hoạch Master Plan: Để Việt Nam mau chóng trở thành Quốc Gia Khởi Nghiệp, chúng ta cần một tổ chức chịu trách nhiệm toàn bộ cho vấn đề này.  Ủy ban khởi nghiệp quốc gia National Enterpreneur Committee- NEC  cần phải được thành lập. Ủy ban này sẽ là đầu mối chính thức của chính phủ chịu trách nhiệm tiếp nhận/phân bổ và triển khai các hoạt động khởi nghiệp toàn quốc. NEC sẽ chịu trách nhiệm thiết kế bảng kế hoạch tổng thể phát triển khởi nghiệp toàn quốc- Master Plan.

Bảng kế hoạch khởi nghiệp tổng thể sẽ bao gồm định hướng, chỉ dẫn cho các vùng/thành phố/ tỉnh/địa phương xây dựng kế hoạch riêng của mình kết hợp chặt chẽ với Master Plan tạo ra Hạ Tầng Khởi Nghiệp và vận hành Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp.

Tập trung nguồn lực chính phủ: Chính phủ có rất nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Các thành phố/ địa phương cũng có rât nhiều các chương trình có nguồn gốc tiền từ nguồn vốn chính phủ hỗ trợ cho khởi nghiệp. Bên cạnh nguồn vốn chính phủ cho khởi nghiệp còn có các nguồn vốn của các tổ chức / định chế tài chính quốc tế hỗ trợ cho khởi nghiệp. Khởi nghiệp còn có các nguồn vốn hỗ trợ từ các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Các nguồn vốn này cần được tập trung về một đơn vị thống nhất – NEC.

Dựa trên bản kế hoạch tổng thể Master Plan và các bản kế hoạch của từng địa phương, vốn hỗ trợ khởi nghiệp sẽ được phân bổ hiệu quả. Nguồn lực cho khởi nghiệp sẽ bao gồm hai phần 01- Phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp 02- Vận hành Hệ Sinh Thái  Khởi Nghiệp để tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Xác định mức độ ưu tiên và quy mô phát triển: Mục tiêu nào cũng quan trọng tuy nhiên mức độ ưu tiên là khác nhau. Hạ tầng khởi nghiệp sẽ chỉ rõ những khu vực nào chúng ta cần phải ưu tiên phát triển. Theo quan điểm tác giả- hạ tầng tri thức và nhân lực sẽ là mối ưu tiên số một trong năm 2017. Chúng ta không thể phát triển bền vững nếu thiếu đi nguồn nhân lực. Các hoạt động khởi nghiệp trong những năm qua có những vấn đề nổi cộm xuất phát từ sự không phù hợp giữa mục tiêu và phạm vi chương trình.

Có rất nhiều hoạt động khởi nghiệp phải mang tính chất vùng/ quốc gia hiện tại đang được từng địa phương làm riêng biệt không hiệu quả như mong muốn và thiếu đi sức mạnh của sự tập trung. Nguồn lực chúng ta đã hạn chế lại còn manh mún rời rạc Ví dụ vấn đề vốn cho khởi nghiệp không thể giải quyết hiệu quả thông qua thành phố / địa phương nào cũng lập ra quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

Tất cả những chương trình hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp cần được quy về một chương trình lớn do NEC thực hiện và mỗi địa phương dựa vào chương trình Cấp Vốn Khởi Nghiệp Quốc Gia do NEC  để thực hiện triển khai từng địa phương. Tiếp cận Hạ Tầng Khởi Nghiệp sẽ giúp chúng ta định hướng rõ ràng quy mô cần thự hiện của từng chương trình/ hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.

Tập trung phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp: mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của NEC đó chính là phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp Việt Nam một cách hiệu quả. Các hạ tầng như tri thức, nhân lực, công nghệ, trang thiết bị, xã hội và khách hàng chưa được đầu tư đầy đủ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Quan trọng nhất NEC sẽ có kế hoạch phát triển và lâu dài từng hạ tầng theo thời gian tránh được các hoạt động mang tính chất phong trào. Thông qua NEC và Master plan, khởi nghiệp Việt Nam tránh được những khoản đầu tư trùng lắp ví dụ khu làm việc chung = co working space .

Thực hiện những chương trình dài hạn và đột phá: Khởi nghiệp Việt Nam còn thiếu rất nhiều các chương trình dài hạn xây dựng nền tảng. NEC sẽ là tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế và vận hành các chương trình dài hạn trên 1 năm cho hoạt  động khởi nghiệpCác chương trình dài hạn này sẽ mang lại lợi ích cho các tỉnh và địa phương.

Các địa phương sẽ đầu tư vào những chương trình khác và tận dụng những chương trình dài hạn của Hạ Tầng Khởi Nghiệp. Tiếp cận theo Hạ Tầng Khởi Nghiệp sẽ giúp chúng ta mạnh dạn đầu tư đột phá. Quy mô lớn hơn sẽ giúp các chương trình đột phá tăng thêm khả năng thành công và hiệu quả.

Phân định rõ ràng phạm vi hoạt động của từng địa phương và từng đơn vị trong hệ sinh thái khởi nghiệp: Thông qua NEC và hạ tầng khởi nghiệp , các hoạt động sẽ được tích hợp hiệu quả hơn. Ví dụ các cuộc thi khởi nghiệp nên chỉ giao cho Đoàn thanh niên cộng sản/ trường đại học thực hiện. Các đơn vị khác không nên tổ chức các cuộc thi do nguồn lực không hiệu quả bằng hai tổ chức nói trên.

Tương tự như vậy, nông nghiệp sạch và xanh nên được giao cho các tỉnh như Cần Thơ là đầu tầu phát triển tránh tỉnh nào cũng khởi nghiệp nông nghiệp xanh sạch manh mún. Một ví dụ nữa đó là công tác xây dựng giáo trịnh khởi nghiệp trong trường đại học và đào tạo giảng viên khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho hệ thống đại học. Chương trình này nên giao cho một trường đại học ví dụ Đại Học Quốc Gia TP HCM thực hiện do nhà trường đã thực hiện công tác này trong vòng hai năm gần đây trong khối trường đại học. Các hoạt động này sẽ làm tăng tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn lên rất nhiều trong hỗ trợ khởi nghiệp.

Tận dụng nguồn lực quốc tế: Tương tự các hoạt động trong nước, Hạ Tầng Khởi Nghiệp sẽ chỉ rõ những hoạt động nào cần sự hỗ trợ hay kết hợp thực hiện với các tổ chức quốc tế. Các nguồn lực quốc tế sẽ được định hướng để tạo sức mạnh cộng hưởng tối đa với các nguồn lực trong nước. Ngoài ra , các tổ chức quốc tế sẽ cam kết nguồn lực nhiều hơn khi chúng ta có NEC và Master Plan cho phát triển khởi nghiệp tại Việt Nam. Thông qua NEC và Master Plan, nhà tài trợ đánh giá được hiệu quả của nguồn lực tài trợ rõ ràng và minh bạch. 

Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả: Song song với việc thành lập kế hoạch phát triển khởi nghiệp tổng thể Master Plan và Hạ Tầng Khởi Nghiệp , hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sẽ được hình thành. Có hai loại hệ thống chỉ tiêu đánh giá 01- hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp 02- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các hoạt động triển khai trả lời cho câu hỏi chúng ta đã ươm tạo được bao nhiêu doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.Trong thời gian đầu tiên, Hạ Tầng Khởi Nghiệp cần được đầu tư và phát triển đầy đủ. Một khi Hạ Tầng Khởi Nghiệp được hình thànhhoàn thiện, chắc chắn Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành Quốc Gia Khởi Nghiệp.

Năm 2017 sẽ là năm bản lề quyết định Việt Nam có trở thành quốc gia đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hay không. Mục tiêu càng lớn bao nhiêu càng đòi hỏi chúng ta phải có một cỗ máy hoàn thiện để thực hiện nó. Cỗ máy đó chính là Ủy Ban Khởi Nghiệp Quốc Gia- NEC có nhiệm vụ là tổng chỉ huy toàn bộ hoạt động khởi nghiệp  trên toàn quốc. Mục tiêu của NEC bao gồm xây dựng phát triển Hạ Tầng Khởi Nghiệp và điều phối hoạt động của toàn bộ Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp. Một lần nữa bài toán quan trọng nhất của khởi nghiệp chính là sự tập trung, quyết đoàn và đột phá lại xuất hiện tại đây. Chúc cho năm 2017 sẽ là năm Quốc Gia Khởi Nghiệp Việt Nam thành công./.

Ths Vũ Tuấn Anh
vov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,095
  • Tổng lượt truy cập90,875,488
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây