Theo đánh giá của Tỉnh ủy Hậu Giang, bên cạnh nhiều kết quả thiết thực đã đạt được trong công tác cán bộ nữ còn những hạn chế cần khắc phục. Công tác cán bộ nữ tuy được quan tâm nhưng tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy và giữ chức vụ lãnh đạo còn thấp. Vì vậy, Hậu Giang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, số cán bộ nữ tham gia cấp ủy đạt tỷ lệ 25% trở lên, tỷ lệ nữ kết nạp vào Đảng đạt 35% trong tổng số đảng viên mới kết nạp, cơ quan có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên nhất thiết phải có lãnh đạo chủ chốt là nữ…
Đối với Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, việc thực hiện đã có bước chuyển biến mạnh mẽ về nội dung, hình thức, chất lượng sinh hoạt chi bộ, nhưng chưa đồng đều giữa các chi bộ và giữa các loại hình chi bộ. Nội dung sinh hoạt ở một số nơi còn đơn điệu, chưa sâu, còn nặng về chuyên môn, chưa quan tâm nhiều công tác Đảng, đoàn thể...
Hội nghị đã tập trung thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm giúp tỉnh đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp, tiếp tục thực hiện công tác phụ nữ đạt hiệu quả cao cũng như nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ trong tình hình mới.
* Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Sóc Trăng đã xác định cơ cấu cây trồng, con giống chủ lực phù hợp từng địa phương; tổ chức lại các mô hình sản xuất; xây dựng kế hoạch phát triển cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao và tăng cường mối liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ. Tỉnh đã đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển cánh đồng lớn, như đầu tư các tuyến đường nối với khu sản xuất tập trung, hệ thống thủy lợi khép kín, trạm bơm điện; thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác; khuyến khích sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao. Sau sáu năm triển khai xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh có 21 trong tổng số 80 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Bình quân số tiêu chí đạt được là 14,36 tiêu chí/xã, phấn đấu đến năm 2020, Sóc Trăng có hai huyện Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung đạt huyện nông thôn mới.
Tuy nhiên, tại Sóc Trăng, kinh tế nông thôn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; các tiêu chí khó thực hiện được như vệ sinh môi trường, hộ nghèo, thu nhập... Do đó, Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục đánh giá, phân bổ nguồn lực hợp lý; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp tình hình thực tế. Các đơn vị chức năng đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường kêu gọi đầu tư, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ gắn với du lịch nông thôn; tích tụ ruộng đất, hình thành các hợp tác xã hoạt động hiệu quả, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ.
Theo: nhandan.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã