Công nhân ngành điện kiểm tra, gia cố đường dây để ứng phó với mùa mưa bão.
Ông Trần Ngọc Kiên - Chủ tịch UBND xã phản ánh: “Vì địa phương thực hiện bàn giao lưới điện năm 2009, nhưng tiền hoàn trả vẫn đang nằm… trên giấy, nên họp HĐND xã lần nào người dân cũng hỏi về vấn đề này. Công ty Điện lực có gửi công văn yêu cầu bổ sung đầy đủ nghị quyết đầu tư của HĐND xã, các chứng từ sổ sách kế toán, hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, giấy nợ đã vay của dân, các chứng từ thể hiện vốn của cá nhân... để hoàn thiện hồ sơ chi trả. Tuy nhiên, do thời gian quá lâu, qua nhiều thế hệ nên một số loại văn bản, chứng từ đã thất lạc, thậm chí, có một số loại văn bản, giấy tờ vào thời điểm đó không có.
Theo ông Phan Đức Phú - Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kỳ Anh thì: “Để đẩy nhanh tiến độ hoàn vốn, giảm thiểu các thủ tục rườm rà, công ty điện lực chỉ cần thực hiện hoàn vốn đúng theo số tiền đã được các cơ quan chức năng thẩm định, được hai bên thống nhất giá trị tài sản tại thời điểm bàn giao và UBND tỉnh phê duyệt. Còn việc đâu là tiền của dân, đâu là tiền của xã, vay và trả lúc nào, HĐND xã đó có nghị quyết đầu tư hay không... đối với ngành điện đều không cần thiết”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, từ tháng 10/2008 đến nay, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã tiến hành tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của 225 xã với 45 trạm biến áp, hơn 35 đường dây trung thế, gần 4.898 km đường dây hạ thế và 299.827 khách hàng.
Ngoại trừ gần 150,2 tỷ đồng tiền vốn vay Ngân hàng Thế giới thì việc hoàn trả nguồn vốn đối với các xã, HTX tự đầu tư xây dựng đều đang chậm và gặp vướng mắc. Đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh đã phê duyệt giá trị còn lại của 185/190 xã tự bỏ vốn đầu tư (5 xã đang thẩm định giá) nhưng chỉ có 135 xã đủ điều kiện hoàn trả, số còn lại không được, vì hồ sơ bàn giao theo hình thức tăng giảm tài sản không hoàn trả vốn. Thế nhưng, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 48 xã được hoàn trả với số tiền gần 12,6 tỷ đồng/tổng số 73,2 tỷ đồng phải thực hiện và kế hoạch đến hết năm nay sẽ hoàn trả tiếp cho 41 xã với gần 8,4 tỷ đồng...
Trả lời cho việc có hay không ngành điện lực cố tình hoàn trả chậm, gây khó dễ trong làm hồ sơ, ông Nguyễn Mậu Hoài - Phó Trưởng phòng Pháp chế Công ty Điện lực Hà Tĩnh cho rằng: “Mặc dù bắt đầu tiến hành giao nhận từ năm 2008, nhưng những năm gần đây mới tập trung tiếp nhận ồ ạt và gần đây, UBND tỉnh mới có các quyết định phê duyệt giá trị. Nếu đối chiếu theo Thông tư 32/2013 giữa liên bộ Công thương và Tài chính thì các xã chưa được hoàn trả vốn đều chưa quá 36 tháng kể từ ngày UBND tỉnh ký quyết định phê duyệt. Mặt khác, việc hoàn trả chậm còn do thất lạc hồ sơ, chứ Công ty Điện lực Hà Tĩnh luôn quán triệt phương châm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bên giao, trả lại cho dân nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Tuy nhiên, việc hoàn trả phải căn cứ trên cơ sở là các văn bản pháp lý hiện hành...”.
Theo Tiến Dũng/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã