Trong đó, cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ "về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn" dư nợ khoảng 13.450 tỷ đồng, với gần 145.000 khách hàng còn dư nợ. Một số đơn vị có dư nợ lớn như Quỳnh Lưu 1.305 tỷ đồng, Diễn Châu 1.204 tỷ đồng, Đô Lương 1.067 tỷ đồng, Yên Thành 1.025 tỷ đồng,...
Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho vay hộ sản xuất và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, chăm sóc lúa vụ xuân, trồng cây nguyên liệu, chế biến nông, lâm, thủy sản...
Nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp đầu tư cho các hộ dân vay chế biến cá cơm tại Thị xã Hoàng Mai. |
Thời gian qua, Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Nghệ An thực hiện nghiêm túc quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà.
Tính đến đầu tháng 3/2016, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Nghệ An đạt gần 18.500 tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng khoảng 625 tỷ đồng, tăng 3,8% so với đầu năm. Trong các năm qua, nguồn vốn huy động tại địa phương liên tục tăng trưởng khá đã tạo điều kiện để Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nghệ An mở rộng đầu tư tăng trưởng tín dụng, đảm bảo khả năng thanh khoản trong mọi thời điểm.
Theo baonghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã