Học tập đạo đức HCM

Huy động mọi nguồn lực

Thứ ba - 10/06/2014 23:15
Qua 3 năm xây dựng NTM, Long An đã huy động được 11.086 tỷ đồng để thực hiện xây dựng NTM. Cuối năm 2014, Long An sẽ có 18 xã đạt chuẩn NTM.

"Xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn và đã được cụ thể hóa thành 19 tiêu chí NTM. Qua 3 năm xây dựng NTM, Long An đã huy động được 11.086 tỷ đồng để thực hiện xây dựng NTM. Cuối năm 2014, Long An sẽ có 18 xã đạt chuẩn NTM", ông Lê Minh Đức (ảnh), GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Long An, cho biết.

Xây dựng NTM, mỗi địa phương có cơ chế, chính sách và cách làm sáng tạo khác nhau theo đặc thù của từng tỉnh. Ở Long An có cách làm nào được xem là sáng tạo đột phá, đã đem lại hiệu quả cao nhất mà ông tâm đắc?

Căn cứ các cơ chế, chính sách của Trung ương về xây dựng NTM, tỉnh Long An đã cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện KT-XH của tỉnh, như: Chương trình số 10-CTr/TU ngày 02/11/2011 của Tỉnh ủy về đầu tư xây dựng và phát triển NTM, Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh về đầu tư xây dựng và phát triển NTM, Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình NTM...

Trong các cơ chế, chính sách đã được cụ thể hóa thì quy định mức hỗ trợ vốn ngân sách Nhà nước thực hiện xây dựng NTM (tại Quyết định số 68/2012/QĐ-UBND ngày 27/12/2012) được xem là sự sáng tạo và có tác động rất lớn đến xây dựng NTM của tỉnh.

Theo quy định này, ngân sách Nhà nước (tỉnh, huyện, xã) hỗ trợ 100% cho 6 nội dung: Lập quy hoạch xã NTM, đào tạo kiến thức xây dựng NTM, xây dựng trụ sở xã, làm đường giao thông trục xã, xây dựng trường học đạt chuẩn, xây dựng trạm y tế xã; hỗ trợ 80% cho xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; hỗ trợ 70% cho xây dựng công trình xử lý chất thải, thoát nước thải khu dân cư tập trung.

08-10-23_nh-2-theo-lo-trinh-cuoi-nm-2014-tinh-long-n-phn-du-co-them-18-x-dt-chun-ntm-trong-nh-truong-hoc-dt-chun-quoc-gi-o-x-duong-xun-hoi
Trường học đạt chuẩn quốc gia ở xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành

Các nội dung khác, do ngân sách Nhà nước hỗ trợ dưới 50% như: Làm đường giao thông trục ấp, ngõ xóm, đường trục chính nội đồng; xây dựng nhà văn hóa ấp; các công trình thủy lợi do xã quản lý; các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển SX…

Với cơ chế trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các cấp của tỉnh chủ động trong việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện xây dựng NTM, cũng chính là xây dựng quê hương của mình. Nhất là huy động từ cộng đồng dân cư và các tổ chức và DN.

Qua 3 năm xây dựng NTM, toàn tỉnh đã huy động được 11.086 tỷ đồng để thực hiện xây dựng NTM, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 5.789 tỷ đồng, chiếm 52%; vốn nhân dân đóng góp 3.378 tỷ đồng, chiếm 30%; vốn huy động từ các tổ chức, DN 197 tỷ đồng, chiếm 2%; vốn khác 1.722 tỷ đồng, chiếm 16%.

Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng ở Long An đòi hỏi đầu tư khá cao. Vậy địa phương có cách làm nào để tiết kiệm được nguồn vốn mà công trình vẫn đạt được chất lượng?

Vốn xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng vốn xây dựng NTM, để tiết kiệm chi phí trong xây dựng kết cấu hạ tầng, tỉnh đã triển khai áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng NTM.

Theo đó, các công trình được tỉnh thống nhất cho áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù gồm có: Đường giao thông (đường trục xã, trục ấp, trục chính nội đồng và đường ngõ, xóm); cầu GTNT; kênh thủy lợi do xã quản lý; cống nội đồng; trạm bơm vừa và nhỏ; nhà văn hóa ấp.

Việc áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù không chỉ tiết kiệm chi phí (do giảm một số chi phí gián tiếp), đơn giản hóa thủ tục đầu tư mà còn tạo điều kiện để người dân phát huy vai trò chủ thể của mình thông qua hình thức “giao cho cộng đồng dân cư tự tổ chức thi công công trình”.

Long An đã có những cách làm nào trong việc đẩy mạnh SX để giúp nông dân nâng cao thu nhập, nhất là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng?

Tỉnh đã thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp chung của tỉnh và các quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh, để làm cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng SX hàng hóa tập trung.

Sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm - hiệu quả, gắn SX và chế biến, như: Quy hoạch vùng SX lúa chất lượng cao, chanh thương phẩm, rau an toàn, thanh long...

Đồng thời tập trung xây dựng, nhân rộng những mô hình SX hiệu quả như: SX lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười (từ năm 2011-2013, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được 53 lượt cánh đồng mẫu lớn, diện tích 14.064 ha với 5.630 hộ nông dân tham gia).

08-10-23_nh-3-long-n-dy-mnh-pht-trien-nong-nghiep-chu-luc-de-lm-co-so-thuc-hien-chuyen-dich-co-cu-kinh-te-nong-nghiep-theo-huong-sx-hng-ho-tp-trung
Long An đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chủ lực 

"Theo lộ trình, cuối năm 2014, tỉnh Long An phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn NTM, hiện tại các xã này đã đạt từ 15 tiêu chí trở lên, các tiêu chí chưa đạt chủ yếu là: Giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa.
Năm 2014, tỉnh đã tập trung hỗ trợ vốn cho 18 xã này để tạo điều kiện cho các xã thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn lại. Tổng vốn đã hỗ trợ cho 18 xã khoảng 87 tỷ đồng (bình quân 4,8 tỷ đồng/xã), trong đó vốn hỗ trợ trực tiếp của Chương trình xây dựng NTM 41 tỷ đồng, vốn lồng ghép 46 tỷ đồng. Ngoài ra, còn vốn lồng ghép của các huyện, xã và vốn huy động từ cộng đồng dân cư, tổ chức, DN...", ông Lê Minh Đức.

SX thanh long tại huyện Châu Thành (lãi khoảng 500 triệu đồng/ha/năm); SX chanh không hạt tại các huyện: Bến Lức, Đức Huệ, Thạnh Hóa (lãi khoảng 200 triệu đồng/năm). SX rau an toàn tại huyện Cần Đước, Cần Giuộc và SX mè tại huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng…

Ngoài ra, tỉnh còn tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2013, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 5.309 lao động nông thôn, trong đó đào tạo nghề nông nghiệp 3.587 người, chiếm 67,6%; nghề phi nông nghiệp 1.722 người, chiếm 32,4%. Đặc biệt tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 91,3%.

Từ những tác động trên đã giữ cho SXNN năm 2013 của tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 4,6%, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 25 triệu đồng/năm, tăng 9,3 triệu đồng so với năm 2010 (15,7 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,81% (năm 2010 là 8,4%); có 86/166 xã đạt tiêu chí thu nhập (từ 25 triệu đồng/người/năm trở lên).

Xây dựng NTM ở Long An có những tồn tại bất cập nào và những giải pháp trọng tâm để tháo gỡ trong thời gian tới là gì, thưa ông?

Xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn và đã được cụ thể hóa thành 19 tiêu chí NTM.

Tuy nhiên, yêu cầu của một số tiêu chí thực sự quá cao, như: Sân bóng đá của xã có diện tích trên 10.000 m2; nhà văn hóa và khu thể thao ấp đạt chuẩn; y tế xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; đường trục ấp, trục chính nội đồng đạt chuẩn; không có nhà tạm; 100% cán bộ xã đạt chuẩn...

Đây là những khó khăn khi triển khai xây dựng NTM và công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh trong thời gian qua. Do đó, đề nghị các bộ ngành Trung ương nghiên cứu để có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, vì nếu chúng ta tập trung đầu tư đạt các yêu cầu này để đạt chuẩn NTM, trong khi đó nhu cầu của người dân chưa thật sự cần thiết thì vô tình chúng ta đã gây ra sự lãng phí trong xây dựng NTM.

Để khắc phục những khó khăn này, tỉnh chỉ đạo cho các cấp, các ngành rà soát nhu cầu thực sự của người dân trước khi quyết định đầu tư.

Xin cám ơn ông!
 

nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại921,772
  • Tổng lượt truy cập90,985,165
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây