Học tập đạo đức HCM

Huy động sức dân làm đường

Chủ nhật - 11/02/2018 09:56
Với đặc thù của tỉnh miền núi biên giới, việc phát triển giao thông nông thôn luôn được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Điện Biên xác định là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Việc huy động sức dân tham gia làm đường giao thông nông thôn là cách làm sáng tạo, hiệu quả ở nhiều huyện vùng cao của tỉnh.

Pú Nhi là một trong những xã điển hình của huyện Điện Biên Đông trong phát triển giao thông nông thôn. Mở đầu công cuộc bê- tông hóa giao thông nông thôn trên địa bàn xã Pú Nhi là tuyến đường liên bản Nậm Ngám - Háng Trợ A, B, C với chiều dài 4 km, tổng mức đầu tư 8,8 tỷ đồng, từ nguồn vốn Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Không chỉ góp công, góp sức làm đường mới, người dân khu vực có tuyến đường đi qua đã tự nguyện hiến đất để làm đường. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, người dân vui mừng, phấn khởi bởi không còn phải đi trên con đường “mưa lầy nắng bụi”; việc vận chuyển nông sản thuận tiện, nhanh chóng hơn. Ðến nay, xã có 1 tuyến đường giao thông nội bản Nậm Ngám C; hai tuyến đường liên bản: Huổi Tao A, C và Háng Trợ A, B, C được bê-tông hóa, với tổng chiều dài gần 20 km và có gần 100 km đường giao thông nội đồng, đường sản xuất được nâng cấp và mở mới.

Không chỉ xã Pú Nhi, ở thị trấn Ðiện Biên Ðông, người dân cũng đã và đang đóng góp về mọi mặt cùng Nhà nước làm thay đổi bộ mặt giao thông nông thôn. Trong đó phải kể đến sự gương mẫu của gia đình các ông: Cà Văn Dũng, Lò Văn Tiến và Lò Văn Danh, trú tại tổ dân cư số 3 đã tự nguyện hiến hơn 300 m2 đất để xây dựng đường nội bộ tổ dân cư với tổng chiều dài 750 m, bề rộng mặt đường 2 m, lề đường mỗi bên 50 cm. Công trình dù chỉ có tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135 nhưng đã hoàn thành sau hơn một tháng thi công (từ tháng 3 đến cuối tháng 4-2017) nhờ có sự chung sức đồng lòng của đông đảo người dân trên địa bàn. Nói về niềm vui có con đường mới, ông Lò Văn Danh chia sẻ: "Bê-tông hóa giao thông nông thôn là cần thiết để người dân phát triển kinh tế. Chính vì thế, người dân chúng tôi không thể đứng ngoài cuộc, không thể chỉ chờ đợi vốn Nhà nước. Tôi hiến đất và vận động mọi người cùng hiến đất làm đường. Có đường đi lại thuận tiện, việc buôn bán cũng dễ dàng hơn!".

Cũng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huyện Mường Nhé đã xây dựng được nhiều tuyến đường bê-tông khang trang, sạch đẹp nối liền trung tâm xã với các bản và các tuyến đường liên bản. Từ các nguồn vốn như: Sự nghiệp giao thông, Đề án 79, Chương trình 135, Nghị quyết 30a..., bình quân mỗi năm, huyện Mường Nhé mở mới hơn 27 km (vượt hơn 10 km so với mục tiêu Nghị quyết Ðảng bộ huyện đặt ra). Năm 2002 (năm thành lập huyện), mạng lưới giao thông huyện Mường Nhé chủ yếu là đường mòn, chỉ có thể đi lại vào mùa khô, đến năm 2017, huyện có hơn 700 km đường giao thông, trong đó, 235 km đường huyện và hơn 300 km đường giao thông liên thôn bản. Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé Lù Văn Thanh cho biết, ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, phải kể đến sự ủng hộ, đóng góp của người dân qua phong trào “Nhân dân tham gia làm đường giao thông” do UBND huyện phát động. Tính riêng trong năm 2017, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã đóng góp hơn 4.000 ngày công nâng cấp 16 km đường giao thông; mở mới 3,2 km đường dân sinh; làm mới, sửa chữa 13 cầu, cống tạm và phát quang 20 nghìn m2 cây cỏ ven đường. “Nếu không phải là công sức của nhân dân thì vốn nhà nước không biết thêm bao nhiêu mới đủ!” - đồng chí Lù Văn Thanh khẳng định như một sự ghi nhận sâu sắc những đóng góp, cống hiến của nhân dân trong công cuộc mở mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn ở huyện miền núi đặc biệt khó khăn.

Tại huyện vùng cao Tủa Chùa, chỉ chưa đầy ba năm, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay rõ rệt, sự bằng phẳng, rộng rãi trên những cung đường dẫn vào đội 5, đội 6..., hay con đường gần 50 km từ trung tâm huyện lên xã Sín Chải. Kể từ khi được nâng cấp mở rộng, đường về Sín Chải như đã gần và thuận lợi hơn. Trước đây, chỉ đi được một mùa thì nay đi được cả bốn mùa mưa nắng, thời gian đi lại chỉ mất khoảng hai giờ chứ không mất đến năm giờ như trước. Đặc biệt hơn, từ khi tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng thì người dân sáu bản trên địa bàn xã Sín Chải cũng có đường nhựa vào đến trung tâm. Trao đổi với chúng tôi, ông Chủ tịch UBND xã Sín Chải Mùa A Chinh chia sẻ: “Đó là thành quả lớn lao, là niềm vui khôn xiết với người dân xã nghèo còn nhiều gian khó như Sín Chải quê mình”.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, bằng phương châm “vừa triển khai vừa tuyên truyền vận động nhân dân cùng làm”, từ năm 2010 đến nay, huyện Tủa Chùa đã đầu tư hơn 40 dự án phát triển giao thông nông thôn với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Hiện, toàn huyện có 190 km đường giao thông nông thôn loại A, B nối liền trung tâm huyện đến trung tâm các xã, thị trấn; gần 350 km đường giao thông liên thôn bản (40 trong số 138 thôn bản, tổ dân phố có đường nhựa, đường bê-tông) và 97 trong số 138 thôn, bản có đường ô-tô có thể lưu thông được. “Đóng góp hơn 30 nghìn ngày công lao động làm đường bê-tông nông thôn, nhân dân còn tự nguyện hiến hơn 25 nghìn m2 đất để làm đường và các công trình phụ trợ đường giao thông nông thôn, là yếu tố quan trọng để Điện Biên hoàn thành chỉ tiêu nâng cấp, mở rộng, mở mới đường giao thông nông thôn trong năm 2017 và những năm tiếp theo. Nếu không có nhân dân ủng hộ, hưởng ứng thì rất khó hoàn thành”, đồng chí Nguyễn Đình Giang, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Điện Biên khẳng định. Tin rằng, được nhân dân ủng hộ, Điện Biên sẽ sớm hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, như Nghị quyết 12 của Đảng bộ tỉnh đề ra.

 

Theo Báo Nhân dân

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại714,869
  • Tổng lượt truy cập90,778,262
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây