Ông Lê Minh Chính- Chủ tịch UBND xã Bình Dương tự hào nói: Hiện xã Bình Dương đã xây dựng được 150 ha cánh đồng mẫu lớn cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có 85 ha đạt mức thu nhập từ 300-350 triệu đồng/năm. Đạt nguồn thu nhập cao này là nhờ người dân đã hiểu và tích cực tham gia chương trình NTM, thực hiện dồn điền đổi thửa để xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng các biện pháp thâm canh để đạt năng suất và sản lượng cao.
Công tác dồn điền đổi thửa đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho nông dân. Anh Trịnh Văn Cường - xã Bình Dương- cho biết, anh có 4 thửa ruộng trước đây nằm ở nhiều vùng khác nhau. Sau khi có chủ trương xây dựng NTM, 4 thửa dồn thành 1 thửa để áp dụng cơ giới hóa. Nhờ đó công việc giảm đi rất nhiều, năng suất lúa tăng từ 58 tạ/ha lên 63-65 tạ/ha. Hiện toàn xã có 100% trục đường xã, đường liên xã, đường thôn, 88% đường ngõ xóm đã được đổ nhựa hoặc làm bê tông. Làng quê xưa như cù lao trong đất liền bốn bề giáp sông, giờ đã được thông thương bằng những chiếc cầu bê tông. Vốn đầu tư từ nguồn đóng góp của con em xã Bình Dương thành đạt khắp cả nước được trên 38 tỷ đồng. Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn đầu tư trên 39, 6 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, nhà văn hóa, công trình giao thông góp phần làm thay đổi diện mạo trên vùng quê này.
Không riêng xã Bình Dương, phong trào xây dựng NTM ở huyện Bình Sơn đang diễn ra rất sôi động. Việc xây dựng NTM được các xã chủ động chứ không ỷ lại vào chính quyền cấp trên. Tất cả 24 xã trong huyện bằng nhiều cách làm, với những bước đi thích hợp đã huy động được các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, chủ yếu tập trung vào việc kiên cố hóa kênh mương thủy lợi và bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Cụ thể như xã Bình Chương đã huy động gần 11.000 ngày công, trên 2,4 tỷ đồng để bê tông hóa gần 10 km đường giao thông; xã Bình Minh, nhân dân tại khu dân cư số 22 thôn Lộc Thanh đã tự nguyện hiến trên 13.000 m2, chặt phá hàng trăm cây muồng, thầu dầu, trâm, keo... để mở rộng 2 km đường. Xóm Nhất Đông, xã Bình Minh đã tự nguyện hiến đất, chặt bỏ nhiều loại cây ăn quả trị giá trên 500 triệu đồng để mở rộng trên 1,5 km đường. Xã Bình Mỹ đã huy động nhân dân đóng góp trên 3,5 tỷ đồng để bê tông kiên cố được 6 tuyến đường dài 3,5 km. Nhân dân trong xã còn tham gia trên 700 ngày công, hiến hơn 1.000 m2 đất và chặt phá nhiều loại cây cối, tháo dỡ công trình phụ để mở rộng giao thông…
Từ nhiều nguồn huy động, huyện Bình Sơn đã đầu tư trên 176 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn bằng bê tông kiên cố được 14,5km, gần 6 km kênh mương, sửa chữa trên 12 hồ đập, trạm bơm, kè chống sạt lở; nâng cấp 22,4 km điện 0,4 kV; xây dựng mới 15 trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở và 7 chợ nông thôn. Ngoài ra, nhân dân còn hiến hơn 36.600m2 đất để xây dựng, nâng cấp đường sá, kênh mương phục vụ đi lại và sản xuất. Huyện cũng đã tổ chức 31 lớp đào tạo nghề, 106 lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho gần 7.700 lượt người; triển khai hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…
Huyện Bình Sơn đặt mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM và giai đoạn 2021 - 2030 là 11 xã còn lại trên địa bàn. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã