Học tập đạo đức HCM

Huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa): Với các mô hình phát triển kinh tế trên đất nhiễm mặn

Thứ ba - 20/01/2015 02:05
Mục sở thị trang trại nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp của gia đình ông Cao Văn Sỹ, thôn Minh Thành, xã Minh Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi biết cách đây 10 năm, đây là diện tích đất mà nhiều hộ gia đình bỏ hoang vì nhiễm mặn, canh tác không hiệu quả.

Mạnh dạn đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng với quy hoạch đường giao thông, trạm điện, hệ thống ống nước, cống thoát nước, 17 ao nuôi, đến nay trang trại này đang mang lại doanh thu 14 - 15 tỷ đồng mỗi năm cho ông từ nuôi tôm he chân trắng. Ông Sĩ cho biết, nuôi tôm he chân trắng rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở vùng đất này, nếu đáp ứng tốt về điều kiện vệ sinh môi trường, đây sẽ trở thành loại con nuôi “siêu” lợi nhuận.

Minh Lộc là xã bãi ngang ven biển của huyện Hậu Lộc, chỉ với 230 ha đất nông nghiệp thì đã có tới 50 ha bị nhiễm mặn nặng. Trước đây, diện tích này được sử dụng trồng lúa và hoa màu nhưng năng suất rất thấp, thậm chí có vụ không cho thu hoạch hoặc sản phẩm chỉ sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trước tình trạng đó, chính quyền xã Minh Lộc đã ban hành nghị quyết phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại. Theo đó, xã chủ trương đẩy mạnh việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất trên vùng đất nhiễm mặn, khuyến khích các hộ gia đình thuê đất phát triển kinh tế trang trại theo hướng quy mô công nghiệp và bán công nghiệp. Đến nay, toàn xã đã phát triển được gần 60 trang trại, trong đó có 35 trang trại gà, 15 trang trại lợn, 1 trang trại nuôi trồng thủy sản... Theo tính toán của các hộ gia đình, bình quân hàng năm mỗi trang trại nuôi lợn có lợi nhuận từ 800 triệu đồng trở lên, trang trại nuôi gà có lợi nhuận từ 300 - 500 triệu đồng, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu.

Vụ đông năm nay, ngoài cây ớt xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân xã Hòa Lộc, 18 ha thâm canh cây cà rốt cũng đang chứng minh hiệu quả trên vùng đất nhiễm mặn với thu nhập ước tính 140 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, cho biết: Toàn xã có tới 242/306 ha đất nhiễm mặn, trong đó có 42 ha nhiễm mặn nặng. Bên cạnh việc quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản, xã đang tích cực nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa. Với diện tích đất lúa kém hiệu quả do nhiễm mặn sẽ thực hiện chuyển đổi sang các loại cây hoa màu. Bên cạnh các loại cây truyền thống, xã tiếp tục đấu mối với các doanh nghiệp du nhập những loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao và thực hiện bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Huyện Hậu Lộc có tổng diện tích đất nông nghiệp 7.227,74 ha, trong đó diện tích đất nhiễm mặn hơn 2.768 ha gồm các xã vùng Đông - Tây kênh De của huyện, như: Đa Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Liên Lộc, Quang Lộc, Hoa Lộc, Hòa Lộc, Phú Lộc, trong đó có hàng trăm ha bị nhiễm mặn nặng. Để khắc phục tình trạng này, huyện đã có nhiều giải pháp để chuyển đổi, sử dụng có hiệu quả diện tích đất nhiễm mặn như chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với điều kiện đất đai thổ nhưỡng, phù hợp với đất nhiễm mặn, như: Mô hình trồng cây dưa hấu Hắc Mỹ Nhân có giá trị kinh tế đạt 150 - 200 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch; mô hình trồng cây ớt xuất khẩu tại các xã vùng ven biển của huyện đạt giá trị từ 200 - 250 triệu đồng/ha, mô hình trồng khoai tây Hà Lan Solara, cây ngô ngọt, cây dưa bao tử, dưa hồng... Vụ đông năm 2014, toàn huyện đã trồng được 362 ha cây hàng hóa trên các vùng đất nhiễm mặn ở các xã ven biển, trong đó có 125 ha ngô ngọt, tập trung ở các xã: Phú Lộc, Hoa Lộc, Liên Lộc, Minh Lộc; 153 ha ớt xuất khẩu tại các xã Phú Lộc, Liên Lộc, Quang Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc...

Đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hậu Lộc cho biết: Trong năm 2015, huyện tiếp tục thực hiện chuyển đổi 100 ha đất trồng lúa kém hiệu quả trên đất nhiễm mặn sang quy hoạch trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy - hải sản, gắn với quy hoạch sản xuất theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất mới, có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để mang lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân. Thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.

Theo: vietlinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập418
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại818,262
  • Tổng lượt truy cập90,881,655
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây