Học tập đạo đức HCM

Huyện Hoài Đức: Nông thôn hiện đại - Đô thị trong tương lai

Thứ hai - 30/07/2018 03:34
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội Khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính của TP Hà Nội, một diện mạo đô thị trong tương lai đã định hình trên quê hương Hoài Đức.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Huyện Hoài Đức có 19 xã và 1 thị trấn nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 16km, diện tích tự nhiên 8.246ha, dân số (tính đến năm 2017) trên 230.000 người. Với lợi thế là vùng ven bãi sông Đáy và vùng ven đô, Hoài Đức đã phát triển một nền kinh tế tổng hợp. Ngoài nông nghiệp hàng hóa vùng bãi kết hợp du lịch sinh thái, Hoài Đức còn phát triển thương mại, dịch vụ, các khu đô thị, cơ cấu kinh tế bao gồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp.
Hiện nay, Hoài Đức có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng được công nhận làng nghề truyền thống. Điển hình là các làng nghề truyền thống nổi tiếng: Chế biến nông sản Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, La Phù, Ngự Câu, điêu khắc sơn tạc tượng Sơn Đồng, bánh kẹo, dệt kim La Phù… Sản phẩm từ các làng nghề được tiêu thụ trên toàn quốc và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới. Đây là thế mạnh để Hoài Đức phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Với vị trí địa lý rất thuận lợi có nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua như Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long, Tỉnh lộ 423, 422, 422B là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, trao đổi thương mại phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến cuối năm 2017, kinh tế của Hoài Đức tiếp tục phát triển toàn diện: Tổng giá trị sản xuất thực hiện 17.290 tỷ đồng (giá SS 2010), đạt 100,08% kế hoạch, tăng 10,38% so với năm 2016 (tăng 217,1% so với năm 2008) kinh tế tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các ngành, lĩnh vực.

Trong những năm qua, huyện đầu tư xây dựng 364 phòng học, 120 phòng chức năng, 150 phòng hiệu bộ, 18 nhà thể chất và chỉnh trang, nâng cấp lại hầu hết các trường học. Năm 2010, toàn huyện có 16 trường đạt chuẩn quốc gia, đến cuối năm 2017, đã có 49/77 trường đạt chuẩn quốc gia. 17/19 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Bệnh viện đa khoa huyện đạt hạng II tuyến huyện, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Nếu năm 2008 cơ cấu nền kinh tế của huyện là: Công nghiệp - xây dựng 55,4%; Thương mại - Dịch vụ 32%; Nông nghiệp 12,6% thì đến năm 2017: Công nghiệp - xây dựng 45,28%; Thương mại - Dịch vụ 47,94%; Nông nghiệp 6,78%.
Về hạ tầng kỹ thuật, giao thông, Hoài Đức đã chủ động đề xuất với TP có cơ chế đặc thù để đầu tư các tuyến đường trục lớn đô thị. Hạ tầng khung của huyện đang từng bước được hình thành, các tuyến đường giao thông trục huyện, đường liên xã đã nhựa hóa, đường tỉnh lộ được đầu tư mở rộng, nâng cấp.
Đô thị trong tương lai
Theo quy hoạch Chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hoài Đức được quy hoạch là đô thị trung tâm, thuộc các phân khu đô thị S2, S3, S4 và GS.
Hoài Đức đang tạo một diện mạo của một vùng đô thị mới với 62 dự án đô thị, nhà ở đã và đang triển khai. Dần hình thành các khu đô thị mới hiện đại thu hút cư dân mọi miền đến sinh sống như: Khu đô thị Bắc An Khánh, Khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Geleximco, Khu nhà ở biệt thự sinh thái cao cấp An Khánh, Khu đô thị Bắc Quốc lộ 32, Khu nhà ở Đức Thượng, Khu đô thị Vân Canh...
Dự án đường Vành đai 3,5 khởi công giai đoạn 1 tháng 10 năm 2017, giai đoạn 2 của dự án và tuyến đê Tả Đáy kết hợp đường giao thông đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, dự kiến khởi công xây dựng trong quý III/2018. Các tuyến đường liên khu vực 1, đường liên khu vực 2, đường trục chính vùng bãi, 6 dự án giao thông khung theo quy hoạch phân khu đô thị, các tuyến đường bao các khu dân cư kết hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tiêu thoát nước… đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.
Cùng với đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trục chính, huyện đã đầu tư xây dựng các đường giao thông nông thôn, đến nay, toàn huyện đã nâng cấp, cải tạo 194km đường làng, ngõ xóm, cứng hóa 463km đường liên thôn, liên xã. 100% các tuyến đường huyện, đường tỉnh được đầu tư lắp đặt đèn chiếu sáng. Năm 2016 - 2017, trên 154km các tuyến đường trục xã, trục thôn được đầu tư đèn chiếu sáng. Năm 2017, đã có 2 nhà đầu tư triển khai xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung cho 16 xã và 1 thị trấn.
Đến tháng 6 năm 2018, nhà đầu tư đã triển khai thi công lắp đặt mạng lưới đường ống cấp nước sạch trên địa bàn 17 xã, thị trấn, hiện đã có 11 xã với 20.814 hộ dân được sử dụng nước sạch tập trung. Hoài Đức phấn đấu cuối năm 2018, 100% xã, thị trấn người dân được dùng nước sạch tập trung.
Bên cạnh đó, các công trình ghi công, các di tích lịch sử được đầu tư, tôn tạo, tu bổ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, 100% nhà văn hóa các thôn, làng được đầu tư xây dựng, chỉnh trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới”, đến năm 2017, Hoài Đức được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới. Với việc đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo hướng đô thị hóa, Hoài Đức đã chuẩn bị tiền đề để thực hiện Đề án xây dựng Hoài Đức trở thành quận vào năm 2020. 

Tác giả bài viết: TRẦN THỤ

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,379
  • Tổng lượt truy cập90,876,772
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây