Khánh Hòa là tỉnh khá phát triển tại các tỉnh miền Trung, nhờ được đầu tư đồng bộ mà bộ mặt nông thôn những năm qua được đổi mới toàn diện. Đến nay, 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã, trên 90% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, gần 80% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% số xã có trạm y tế, trường tiểu học, trên 90% số xã có trường mẫu giáo, toàn tỉnh có trên 80% hộ dân xây nhà kiên cố và bán kiên cố, không còn hộ đói và tỉ lệ hộ nghèo giảm rất nhanh.
Ông Trương Hữu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa, cho biết: Toàn tỉnh có 94 xã, ngoài 2 xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn của huyện đảo Trường Sa đến nay các tiêu chí xây dựng NTM đều đã cơ bản hoàn thành; còn lại 92 xã của 8 huyện, thị, thành phố mặc dù bộ mặt nông thôn trong tỉnh có nhiều thay đổi nhưng thực tế hầu hết các xã chưa có quy hoạch nông thôn theo tiêu chí mới mà phát triển rất tự phát, hầu hết các xã đều chưa đạt tiêu chí nhà văn hóa, khu thể thao theo quy định, chợ nông thôn chưa đảm bảo yêu cầu, các trường đạt chuẩn còn thấp…
Xuất phát từ đó, trong năm 2012, bằng sự nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp, xây dựng và các địa phương nên công tác quy hoạch chung đã được hoàn thành, đây là tiền đề quan trọng để định hướng trong đề án xây dựng NTM của các xã.
Xác định phát triển SX nâng cao thu nhập cho người dân là tiêu chí then chốt, chính vì vậy từ nguồn vốn MTQG về xây dựng NTM và lồng ghép từ các chương trình MTQG khác nên đã huy động được nguồn vốn lớn xây dựng NTM. Ngoài ra, nhiều biện pháp đồng bộ đã được triển khai giúp người dân SX nâng cao thu nhập.
Đào tạo nghề giúp người dân nâng cao thu nhập
Trong 2 năm qua, Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa đã tiến hành dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đồng thời phát triển nhiều tổ hợp tác liên kết SX đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Mặt khác, Chi cục đã tổ chức triển khai 47 mô hình phát triển SX tại 20 xã điểm xây dựng NTM như mô hình phát triển giống cây trồng, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ SX… với tổng kinh phí 4,295 tỉ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước là 2 tỉ đồng.
Cùng với hỗ trợ SX giúp người dân nâng cao thu nhập trong 2 năm, các ngành chức năng đã tổ chức được 358 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 12.432 lượt nông dân tham gia. Các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã tổ chức 329 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 10.572 lao động được đào tạo nghề giúp người dân chuyển đổi cơ cấu việc làm, các nghề đều sát với nhu cầu của thực tế và người lao động sau khi học đa số đã có việc làm, thu nhập ổn định…
Theo ông Trương Hữu Lan, việc xây dựng NTM có hoàn thành hay không thì cán bộ cấp cơ sở có năng lực, kiến thức về NTM rất quan trọng, chính vì thế trong 2 năm qua Chi cục đã tổ cức 24 lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng NTM theo các chuyên đề với 1.990 học viên tham gia.
"Khánh Hòa là trung tâm du lịch của cả nước, hằng năm thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng, chính vì vậy trong đề án quy hoạch phát triển nông thôn, chúng tôi đã định hướng phát triển du lịch sinh thái tại một số địa phương ở huyện Diên Khánh và Cam Lâm để phục vụ khách du lịch đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân", ông Trương Hữu Lan. |
Đặc biệt, trong 2 năm qua, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu NTM của Khánh Hòa được triển khai đồng bộ mạnh mẽ, tổng vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn các xã thuộc Chương trình NTM lên tới 410,3 tỉ đồng, trong đó vốn trực tiếp từ Chương trình NTM là 281,5 tỉ đồng, còn lại từ các chương trình MTQG khác lồng nghép.
Ông Lan cho biết: Phong trào xây dựng NTM trong tỉnh Khánh Hòa đã lan tỏa rộng khắp trong tỉnh, nhân dân các địa phương phấn khởi, tin tưởng và tích cực tham gia phong trào như: Hiến đất, vật liệu xây dựng, góp công góp sức xây dựng NTM, nhờ đó vai trò chủ thể của cộng đồng cư dân nông thôn đã được nâng lên.
Những kết quả đầu tư hỗ trợ SX, xây dựng cơ bản hạ tầng trong 2 năm qua đã góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, các làng quê đã khoác lên mình “tấm áo mới” thực sự, số xã đạt các tiêu chí NTM đã tăng nhanh. Cụ thể nếu như năm 2011, toàn tỉnh mới có 14 xã đạt từ 10-14 tiêu chí thì đến năm 2012 đã có 18 xã chiếm 19,3% tổng số xã. Số xã đạt từ 5-9 tiêu chí, năm 2012 đạt 73 xã chiếm 77,5% số xã và tăng 19 xã so với năm 2011, số xã đạt dưới 5 tiêu chí chỉ cò 3 xã giảm 33 xã so với năm 2011, trong đó các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, y tế và chợ nông thôn tăng nhiều nhất.
Ông Trương Hữu Lan cho rằng, xây dựng NTM thì nguồn vốn đầu tư không phải là tất cả mà yếu tố SX là then chốt, bởi đã có quy hoạch, đã có hạ tầng nhưng tổ chức SX vẫn theo lối cũ, thụ động thì nông nghiệp, nông thôn không thể phát triển được. Các loại hình tổ chức SX cần được đổi mới theo hướng liên kết, tương trợ, đồng thời bộ máy các bộ phải có năng lực để giám sát và hướng dẫn đây là nhân tố quan trọng giúp xây dựng thành công NTM. Mặt khác phải trang bị kiến thức cần thiết cho cộng đồng dân cư nông thôn để họ tham gia vào quá trình xây dựng NTM và thích nghi với đời sống mới.
Sưu tầm: Hữu Hùng
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã