Học tập đạo đức HCM

Khi “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

Thứ năm - 01/03/2018 04:13
Cả 11 thôn của xã Minh Khương (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đều có quỹ đất để làm nhà văn hóa, trong đó 8 cơ sở đã được đưa vào hoạt động. Điều đáng trân trọng là ở 6 thôn: Ngòi Khương, Thăm Bom, Ngòi Họp, Ngòi Lộc, Minh Hà và Thác Cái có gần chục hộ hiến đất làm nhà văn hóa với tổng diện tích 5.708m2.

Thơm thảo từ những hộ chưa giàu

Dẫn chúng tôi tới khu đất rộng 1.350m2, anh Triệu Văn Xanh Trưởng thôn Ngòi Lộc, xã Minh Khương trải lòng, cách đây vài năm, thôn tổ chức liên hoan Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng hôm ấy thật không may, gặp trận mưa trái mùa. “Nhìn mọi người đang ăn phải chạy mưa để lại mâm cơm hòa lẫn nước trời, tôi thấy xót xa cho người dân quê mình” - anh Xanh chia sẻ.

Từ suy nghị ấy, anh Xanh đã về bàn với vợ và các con, nhượng lại 1 phần đất vườn liền kề để bà con làm ngôi nhà hội họp. Được mọi người trong gia đình đồng tình, anh cầm sổ đỏ ra xã trình bày và xin điều chỉnh quỹ đất của gia đình. Cùng khu đất ấy, giáp với mảnh đất nhượng lại cho thôn gia đình anh Xanh vừa bán 5m đất mặt đường với giá 15 triệu đồng/m thu về 75 triệu đồng. Khu đất 27m mặt đường của gia đình anh Xanh nhượng lại cho thôn làm nhà văn hóa trị giá hơn 400 triệu đồng.


Anh Đặng Văn Chương (người đứng giữa), Trưởng thôn Ngòi Họp giới thiệu khu đất làm nhà văn hóa do hộ nghèo hiến tặng

Về thôn Thăm Bom, đứng trên khu đồi cao ngắm nhìn ngôi nhà xây 4 gian khá bề thế, phía trước là sân bóng chuyền, xung quanh có hàng rào ngăn nắp càng hiểu hơn nỗ lực chung tay xây dựng nông thôn mới của người dân nơi đây. Anh Triệu Minh Hưng, Phó Trưởng thôn phấn khởi bảo rằng, có được nơi sinh hoạt cộng đồng này là nhờ gia đình chị Đặng Thị Xuân đã hiến gần 500m2 đất. Giờ mỗi khi hội họp, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi bà con đến dự đông đủ.

Nhà văn hóa, sân thể thao thôn Ngòi Họp rộng 2.000m2 nằm đúng vị trí trung tâm, bao quanh là các hộ dân. Anh Đặng Văn Chương, Trưởng thôn Ngòi Họp cho biết, vài năm trước khu đất này là của gia đình ông Đặng Văn Chuyền hộ nghèo của thôn hiến tặng. Nhà văn hóa cộng đồng xây dựng được 3 năm thì ông Chuyền mất. Ân tình trước tấm lòng thơm thảo của người nghèo, ngày đưa tiễn ông về với tiên tổ, không gia đình nào trong thôn vắng mặt.

Thôn xa nhất của xã Minh Khương là Ngòi Khương. Nơi đây có nhà văn hóa đẹp nhất xã vừa mới hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2016. Theo anh Nguyễn Văn Việt, Trưởng thôn Ngòi Khương, khu đất xây nhà văn hóa có tổng diện tích 1.100m2. Đây là phần đất của 3 hộ góp cho thôn làm nhà văn hóa. Trong đó gia đình Phạm Văn Ký góp 300m2; gia đình lý Văn Điệm 400m2 và gia đình anh Phạm Công Thương góp 400m2. Tất cả các hộ tự nguyện góp đất mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện gì.

Chia sẻ cách thức vận động bà con hiến đất làm nhà văn hóa, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Minh Khương Nguyễn Văn Tự cho biết: Khi chưa có nhà văn hóa, tổ chức hội họp là công việc vất vả của các trưởng thôn. Với xã miền núi tuy diện tích đất rộng nhưng không có quỹ đất 5%, thay vào đó đất của dân mọi nhà đều được cấp bìa đỏ không có đất trống ở khu dân cư. Khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Minh Khương có chủ trương vận động bà con hiến đất làm nhà văn hóa và giao cho Mặt trận Tổ quốc xã chủ trì. Trên cơ sở định hướng, cán bộ mặt trận cùng các thôn triển khai các nội dung như: khảo sát, xác định vị trí diện tích; nhà văn hóa bảo đảm nằm ở trung tâm của thôn, bản; thuận lợi cho đi lại và nơi hộ dân có quỹ đất. “Khi đã định vị được nơi làm nhà văn hóa, chúng tôi cùng với trưởng thôn, bản đến từng hộ vận động bà con” - ông Tư cho hay.                                      

Kinh nghiệm để người dân hiến đất

Không có người dân tham gia sẽ không có đất làm nhà văn hóa. Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND xã Minh Khương Nguyễn Phi Khanh. Theo anh Khanh, do Minh Khương là xã đặt biệt khó khăn nên được tỉnh triển khai từ Dự án của Qũy Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) những năm đầu 90 của thế kỷ trước.

Trong hợp phần tham gia của người dân (PRA), thông qua nguồn vốn hỗ trợ dự án, bà con tự bàn bạc, hiến kế và tìm ra cách làm của thôn, bản mình và cùng nhau tổ chức thực hiện. Theo đó, Minh Khương áp dụng triển khai kinh nghiệm này vào việc tìm đất xây nhà văn hóa. Theo cách làm cuốn chiếu, thành công ở thôn này, lấy bài học triển khai thôn kia và tiếp theo. Kết quả thật không ngờ, hiện cả 11 thôn trong xã đều có quỹ đất để làm nhà văn hóa, trong đó có 8 thôn đã có nhà đưa vào sử dụng. Điều đáng trân trọng là ở 6 thôn (Ngòi Khương, Thăm Bom, Ngòi Họp, Ngòi Lộc, Minh Hà và Thác Cái) có gần chục hộ hiến đất làm nhà văn hóa với tổng diện tích 5.708m2. Với người nông dân lấy đi tư liệu sản xuất (đất đai) là một việc khó, vậy mà ở đây có hộ hiến đến 3 thổ đất ở cho thôn, một việc làm cao cả và nặng nghĩa đồng bào.

Xây dựng nông thôn mới, tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa niềm mong muốn khát khao của mọi người dân có nơi sinh hoạt, hội họp, trẻ em có chỗ để vui chơi… Tuy nhiên tìm được cách làm phù hợp, không mất tiền đền bù, mà mọi thôn đều có đất xây nhà văn hóa theo tiêu chí, thì ít nơi làm được như Minh Khương ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.

 “Góp đất xây nhà văn hóa cũng là để cho con cho cháu và dân làng mình hưởng”. Từ suy nghĩ ấy nên mọi thôn, bản của xã Minh Khương hiện nay đều có quỹ đất làm nhà văn hóa. Anh Triệu Văn Tiến, cán bộ phụ trách giao thông thủy lợi của xã cho biết, xã có 11 thôn, bản, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70% (phần lớn là đồng bào Dao). Đời sống kinh tế của người dân trong xã còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hết năm 2016 còn 42,3%. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí 6) Minh Khương triển khai khá tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Thông qua vận động nhân dân hiến đất, lồng ghép nguồn vốn (Chương trình 135, Dự án TNSP) đầu tư xây dựng nhà văn hóa có sự tham gia của người dân. Các diện tích đất hiến tặng làm nhà văn hóa đều là đất vườn liên kề với nhà ở của bà con. Đón nhận tấm lòng của hộ dân hiến đất vì cộng đồng, xã đã chỉ đạo cán bộ địa chính làm đủ thủ tục và ghi rõ diện tích đất hiến của từng hộ vào sổ địa chính của xã. 


Theo Duy Hùng/daibieunhandan.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập542
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm522
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại796,962
  • Tổng lượt truy cập90,860,355
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây