Học tập đạo đức HCM

Khi nông dân chung sức nông thôn mới

Thứ ba - 07/07/2015 06:12
LSO- Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2010 đến nay, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), toàn tỉnh đã có 369 hội viên nông dân tham gia hiến 324.485 m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng.
 

NHỮNG NÔNG DÂN KHÔNG TIẾC “TẤC VÀNG”

Thực hiện xây dựng nông thôn mới, trong 4 năm qua, chính quyền các cấp của huyện Bắc Sơn đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia và đã đạt được những kết quả tích cực. Tại xã Long Đống, bà con nông dân hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới không chỉ góp tiền, ngày công, mà còn góp hàng nghìn mét vuông đất để làm đường. Minh chứng rõ nhất là con đường từ thôn Minh Quang dẫn đến thôn Bản Đăng, Bản Thí – đây là 2 thôn vùng III khó khăn nhất của xã Long Đống. 21 hộ dân dọc trục đường tự nguyện hiến gần 1.000 m2 đất mở rộng đường ra 5 m trải bê tông và đạt tiêu chuẩn đường nông thôn mới.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Bắc Sơn còn rất nhiều hộ hội viên nông dân đã tự nguyện hiến hàng nghìn “tấc vàng” để làm đường, xây trường và nhà văn hóa. Cụ thể như gia đình anh Dương Công Trãi, thôn Táp Già (Chiêu Vũ) hiến 2.000 m2, ông Dương Văn Chung, thôn Làng Giáo (Tân Lập) hiến trên 1.500 m2 để làm đường, ông Dương Công Hinh, thôn Nà Luông (Tân Lập) hiến gần 1.500 m2 đất để xây trường mầm non; ông Dương Hữu Chí, thôn Mỏ Tát (Tân Hương), ông Phùng Văn Dùng, ông Đàm Văn Chờ ở thôn Bản Roong (Đồng Ý)… mỗi gia đình đều tự nguyện hiến gần 2.000 m2 để xây dựng nhà văn hóa. Từ đầu năm 2012 đến nay, các hộ dân ở huyện Bắc Sơn đã hiến trên 41.000 m2 đất. Điều đáng ghi nhận là trong những hộ tự nguyện hiến đất có nhiều hộ vẫn thuộc diện hộ nghèo.  Không chỉ ở Bắc Sơn, thời gian qua,  toàn tỉnh đã có 369 hộ hội viên nông dân tham gia hiến đất được 324.485 m2, đặc biệt nhiều hộ vừa hiến đất vừa đóng góp tiền và ngày công lao động để tham gia xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu như hộ ông Nông Văn Lợi, thôn Đồng Ngầu, xã Cai Kinh (huyện Hữu Lũng) hiến 360 m2 đất, ủng hộ 10 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn; hộ ông Triệu Văn Dũng, thôn Minh Hòa (thị trấn Chi Lăng – huyện Chi Lăng) hiến 360 m2 đất để xây dựng trường học; hộ ông Trần Văn Đạo, thôn Bản Deng, xã Đào Viên (huyện Tràng Định) từ 1 hộ nghèo do được vay vốn, chăm chỉ làm ăn đã vươn lên thoát nghèo và còn hiến 120 m2 đất đê xây nhà văn hóa; hộ ông Đàm Văn Bột, thôn Nà Phước, xã Vân Thủy (huyện Chi Lăng) đã đóng góp 35 triệu đồng và nhiều ngày công lao động để xây dựng đường giao thông nông thôn...

 

Nhân dân xã Hiệp Hạ, huyện Lộc Bình góp sức làm đường giao thông

KẾT QUẢ TỪ SỰ ĐỒNG LÒNG

Cầm trên tay bản danh sách các hộ hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh tình nguyện hiến đất xây dựng NTM, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là ngoài những hộ giàu, hộ khá thì còn nhiều hộ hội viên vẫn thuộc diện hộ nghèo.

Ông Vũ Trọng Bắc, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: hiện nay, tổng số hội viên trên toàn tỉnh (tính đến quý I/2015) có 106.816 hội viên, đạt tỷ lệ 86,14% so với hộ nông nghiệp.  Theo số liệu thống kê, 4 năm qua, các hội viên nông dân tại 5 xã điểm của tỉnh và các xã điểm của huyện mỗi năm xây dựng từ 1 – 2 mô hình điểm thôn, bản xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Các hộ hội viên nông dân đã đóng góp công, của để xây dựng 12 bể Biogas, hàng trăm nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt, hàng chục công trình đường bê tông liên thôn, liên xóm và hơn 10 nhà văn hóa thôn... đã được làm mới từ chính sự đóng góp của các hội viên nông dân. Trong phong trào xây dựng NTM, ngoài hiến đất, từ năm 2010 đến nay, các hội viên nông dân trong tỉnh đã đóng góp được trên 7 tỷ đồng và 837.875 ngày công, cùng với sự đầu tư của Nhà nước đã tham gia xây dựng được hàng nghìn ki lô mét đường giao thông nông thôn... Các công trình này đã góp phần làm thay đổi diện mạo ở mỗi vùng quê. Ông Hoàng Văn Khai, Chủ tịch UBND xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) – 1 trong 2 xã về đích NTM của tỉnh tâm sự: Kinh nghiệm của xã trong công tác xây dựng NTM là phải đoàn kết, phát huy sức mạnh tối đa của bà con, khi nhân dân đồng lòng thì việc gì cũng có thể làm được.

Theo: baolangson.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập418
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,742
  • Tổng lượt truy cập92,034,471
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây