Đây là nhận định của đồng chí Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tại buổi tọa đàm "Tháo gỡ nút thắt trong tiếp cận vốn tín dụng của các Doanh nghiệp tư nhân" diễn ra chiều 26/7.
Trả lời câu hỏi việc nhiều doanh nghiệp tư nhân không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của khu vực này và tác động thế nào tới nền kinh tế, đồng chí Tô Hoài Nam cho rằng, vốn tác động đến kết quả của sự tăng trưởng doanh nghiệp, khi doanh nghiệp có một cơ hội kinh doanh mà không tiếp cận được vốn nghĩa là cơ hội tăng trưởng bị hạn chế.
Đồng chí Tô Hoài Nam cho biết, việc không tiếp cận được vốn có nhiều nguyên nhân khách quan mặc dù ngân hàng và doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, ở Việt Nam có khoảng 70%, đây không phải là một tỉ lệ nhỏ, chúng ta có thể khắc phục được nhưng trong nhiều năm vẫn chưa vượt được.
Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng cho biết, hiện có khoảng 98% doanh nghiệp tư nhân trong doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được vốn, có nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp chỉ có 2 kênh để huy động. Một là vốn tích luỹ từ quá trình kinh doanh, hai là vay của người thân. Nhưng hai kênh này không thể đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh. Một kênh nữa là vay ở ngoài nhưng kênh này quá rủi do, lãi xuất quá cao.
"Chính vì thế mà các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam không tăng trưởng được, một phần là do không tiếp cận được với các nguồn vốn chính thống của ngân hàng, đây là hạn chế", đồng chí Tô Hoài Nam nhận định.
Chia sẻ thêm những vướng mắc lớn đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận được nuồn vốn tín dụng, đồng chí Tô Hoài Nam cho biết, đứng ở góc độ tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng nghiên cứu nhiều và tìm nguyên nhân căn cơ và thấy rằng điều đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đến từ bản thân doanh nghiệp và ngân hàng.
Cụ thể, đó là việc các doanh nghiệp không chứng minh được hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách rành mạch (quá khứ, hiện tại và cơ hội tương lai), phương án kinh doanh để vay vốn sức thuyết phục không cao, không thuyết phục được một cách rõ ràng.
Trong khi đó, về phía ngân hàng gần như là e sợ bị hình sự hoá. "Vấn đề này đã có kiến nghị rồi, nếu cán bộ ngân hàng làm đúng quy trình, làm chuẩn, làm tốt rồi còn phía rủi ro do thị trường thì mình phải xem xét vấn đề này. Chủ yếu là do ngân hàng không phải là họ không nghĩ đến đột phá mà do họ sợ mình làm không khéo thì liên quan đến pháp luật hình sự", đồng chí Tô Hoài Nam nhấn mạnh.
Đề xuất biện pháp tháo gỡ, đồng chí Tô Hoài Nam cho rằng, ngân hàng đưa ra rất nhiều biện pháp nhưng cái căn cơ đầu tiên để bước vào biện pháp đó phải thay đổi triệt để tư duy, coi khu vực 70% không tiếp cận được vốn, không đáp ứng được điều kiện vay đừng nhìn họ là chỗ rủi ro mà nên lọc ra trong đó độ 10% nhìn thấy tiềm năng để tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, bởi vì hai bên quan hệ với nhau thì phải đảm bảo nguyên tắc là công bằng. Anh cho doanh nghiệp vay, anh được phần lãi thì anh cũng phải chấp nhận một phần rủi ro.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại nên thiết kế lại điều kiện cho doanh nghiệp vay cho phù hợp, ngân hàng phải tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp những điểm mà doanh nghiệp còn hạn chế.
Trước những ý kiến cho rằng, để khơi thông được dòng chảy tín dụng cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì cần khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, đồng chí Tô Hoài Nam cho rằng đây là một hướng đúng vì ngân hàng không thiếu vốn mà chỉ thiếu niềm tin bắt nguồn từ thiếu tín nhiệm của doanh nghiệp.
"Tôi rất đồng tình với nhận định là bản thân ngân hàng cũng đã nhận thức và đang có xu hướng đẩy mạnh cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân vay và coi đó là tiềm năng rất lớn để tăng trưởng lâu dài cho chính ngân hàng", lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ.
Đồng chí Tô Hoài Nam cũng cho biết, để khơi thông được vốn cho doanh nghiệp thì cần có biện pháp sát với thực tế hơn. Trước tiên ngân hàng với tư cách là doanh nghiệp đặc biệt, tính chuyên nghiệp cao hơn lại có tiềm lực tài chính mạnh thì trong mối quan hệ với doanh nghiệp ngân hàng phải chủ động hơn, thậm chí phải hy sinh, táo bạo một chút để có lợi lâu dài.
Vấn đề thứ 2 là điểm nào doanh nghiệp cần hỗ trợ thì ngân hàng nên hỗ trợ vào chỗ đó, ví dụ như hỗ trợ quản trị rủi ro cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các phương án đầu tư về thiết bị, nhà xưởng cho tốt hơn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo chuỗi sản phẩm, tăng tính minh bạch về báo cáo tài chính.
Cuối cùng là ngân hàng phải thiết lập được chuẩn tín nhiệm của doanh nghiệp, từ đó thông tin của hai bên về nhau rõ hơn, độ tin cậy sẽ cao hơn.
theo http://doanhnghiepvn.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã